Tên khoa học:
Oligonychus sp.
Khả năng gây hại của nhện đỏ trên các loại cây trồng
Nhện đỏ sống tập trung ở mặt dưới những lá đã chuyển sang màu xanh, chích hút dịch lá, trái làm cho lá có màu đồng hoặc xám bạc và làm vỏ trái sần sùi gây hiện tượng da cám. Dọc gân chính của lá có nhiều vết lấm tấm nhỏ, đó là lớp da cũ của nhện sau lột xác còn để lại. Nhện đỏ phát triển mạnh khi thời tiết nắng nóng, quan sát kỹ mặt dưới lá sẽ thấy chúng di chuyển.
Nhện đỏ Oligonychus sp.
Biện pháp quản lý nhện đỏ
– Dùng vòi nước áp lực cao phun phía dưới mặt lá.
– Bảo tồn thiên địch để hạn chế được sự bộc phát của nhện.
– Khi mật số nhện cao, có thể sử dụng thuốc hóa học để phòng trị.
– Phun các hoạt chất đặc trị như hỗ hợp (Abamectin + Chlorantraniliprole)…
-
Nhện đỏ Oligonychus simus Baker & Pritchard
Triệu chứng gây hại và đặc điểm hình thái các pha phát dục của nhện đỏ Oligonychus simus Baker & Pritchard
– Đặc điểm sinh học, sinh thái:
+ Nhện non có 3 tuổi: Tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt, tuổi 2 có 4 đôi chân màu thẫm hơn và tuổi 3 có 4 đôi chân kích thước gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ.
+ Nhện đỏ hại mía có vòng đời khá ngắn từ 7-8 ngày và thời gian sống của trưởng thành tương đối dài, con đực thường sống lâu hơn con cái. Nhện đỏ có mặt quanh năm trên các ruộng mía, hàng năm chúng thường xuất hiện vào 2 cao điểm là các tháng 2-4 và 8-9.
Nhện đỏ Oligonychus simus Baker &Pritchard hại mía
+ Nhện đỏ hại mía thường sống tập trung ở mặt trên lá bánh tẻ và nhất là lá già, rất ít khi thấy sống trên lá non và ngọn. Trên lá, chúng tập trung thành từng đám xung quanh gân chính hoặc bên cạnh mép lá. Chúng dùng kìm chích vào lá, hút dịch, tạo nên các vết châm nhỏ gần bằng đầu tăm. Lúc đầu có màu trắng trong sau chuyển sang màu nâu hồng hoặc trắng bạc. Khi các vết châm dày đặc tạo nên các đốm màu nâu đỏ, trên 1 lá có thể thấy rất nhiều đốm như vậy. Khi bị hại nặng toàn bộ lá mất màu xanh và chuyển sang màu nâu đỏ, mép lá không trải phẳng mà cong lên làm cho lá dường như bị nhỏ lại, biến dạng. Trên lá còn thấy các vết bụi trắng, đó là xác lột của nhện và vỏ trứng. Nhện hại mang tính cục bộ rõ rệt. Chúng hại từng đám lá rồi lan sang cả bụi mía. Sau đó lan rộng cả lô ruộng. Trong thời kỳ khô hạn, toàn bộ bụi mía hoặc cả ruộng mía có thể chuyển sàng màu nâu đỏ. Cây mía bị kiệt quệ và hồi phục rất chậm.
– Biện pháp phòng trừ nhện đỏ Oligonychus simus Baker & Pritchard
+ Sử dụng biện pháp phòng trừ sâu hại tổng hợp (IPM), trong đó các thao tác nhự: trồng đúng thời vụ, mật độ trồng hợp lý, bón phân cân đối và đặc biệt là tưới nước đầy đủ, nhất là tưới phun sẽ kìm hãm sự phát triển của nhện đỏ.
+ Khi mật độ nhện trên 10-15 con/lá thì tiến hành phun thuốc hóa học để diệt trừ. Các loại thuốc có thể sử dụng là Nissorun 5 EC, Rufast 3EC, Ortus 5SC, Danitol EC với liều lượng nước phun là 500 lít/ha.
-
Nhện đỏ Oligonychus coffeae Nietner
– Triệu chứng, tác hại của nhện đỏ Oligonychus coffeae Nietner
+ Nhện dùng miệng giống vòi xuyên qua biểu bì hút nhựa. Lá chè bị hại biến màu đỏ tím, đặc biệt là thời kỳ có điều kiện thời tiết khô nóng.
+ Khi bị hại nặng chè bị rụng lá, sản lượng giảm rõ rệt, nhện chủ yếu hại lá già, cả ở 2 mặt lá, nhện hại nặng trên nương chè cằn cỗi.
Triệu chứng cây chè bị nhện hại
Đặc điểm hình thái, sinh sống, gây hại của nhện đỏ Oligonychus coffeae Nietner
Ở Việt nam Có 4 loại nhện gây hại chè: Nhện đỏ nâu, nhện da cam, nhện vàng và nhện tím. Loại nhện phổ biến hại nặng nhất là nhện đỏ nâu (Oligonychus coffeae Nietner):
Trưởng thành: Hình bầu dục, màu đỏ nâu, có 8 chân, có nhiều lông nhỏ. Kích thước 0.2 – 0.5 mm. Con đực nhỏ hơn con cái và có màu sáng hơn, cuối bụ ng thon dài, hơi chìa ra ngoài, trên lưng có 26 lông dài
Trứng: Hình tròn, hơi dẹt, đỉnh giữa trứng có một chiếc lông. Khi mới đẻ trứng có màu trong suốt sau thành màu đỏ tươi. Khi sắp đẻ có màu nâu tối .
Triệu chứng nhện đỏ hại, nhện đực, nhện cái và trứng nhện Oligonychus coffeae Nietner
Nhện non: Nhện non có 3 tuổi. Tuổi 1 có 3 đôi chân màu trắng nhạt. Tuổi 2 có 4 đôi chân màu thẫm hơn tuổi 1. Tuổi 3 có 4 đôi chân gần bằng trưởng thành, màu nâu đỏ.
– Tập tính sinh sống và quy luật phát sinh, phát triển.
+ Nhện xuất hiện nhiều vào mùa khô hạn, trên nương chè cằn cỗi,
+ Nhện thường bám và phá hoại trên 2 mặt lá già, ít xuất hiện trên nương chè được chăm sóc tốt, sản lượng cao.
+ Nhện sống thành quần thể trên lá chè, nhả tơ dệt lưới trên mặt lá và sống ở dưới mặt lưới.
+ Nhện hút nhựa cây tạo ra trên lá các vết có màu nâu lốm đốm, nếu bị nặng có màu tím đồng. Lá có nhiều bụi bần, lá non bị hại thì lá cong lên cây chè ủ rũ, lá rụng dần.
+ Nhện đẻ trứng trên gân chính và mép lá. Vòng đời của nhện: 15 – 25 ngày.
+ Ở Việt nam hại nặng nhất là tháng 5 – 6 và tháng 11 – 12. Mưa lớn nhện bị chết nhiều.
+ Nương chè cằn cỗi, dại nắng, chè khô hạn dễ bị hại nặng hơn chè tốt có bóng râm.
+ Giống bị nhện đỏ hại nặng là những giống có lá dày: giống PH1, Trung du.
– Phương pháp điều tra nhện hại
+ Theo phương pháp 5 điểm chéo góc. Thời gian điều tra 5 – 7 ngày 1 lần. Mỗi điểm ngắt 10 – 20 lá bánh tẻ. Dùng kính lúp đếm số nhện trên lá. Chỉ tiêu theo dõi: con/lá.
+ Hoặc điều tra nhện bằng cách in trên giấy và đếm nhện: lấy mẫu lá có nhện đặt nên trên giấy trắng, dùng trục lăn lên trên và lăn nhẹ, dấu vết in trên tờ giấy là các đốm do cơ thể nhện vỡ ra, tuy nhiên khi mật độ nhện cao thì cách này đếm không chính xác.
– Biện pháp phòng trừ nhện hại
Thực hiện phòng trừ tổng hợp:
– Trồng, chăm sóc nương chè tốt
– Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên vào các đợt nóng nắng trong năm nhện phát sinh mạnh. Cần áp dụng biện pháp trừ nhện đỏ: Phải phun thuốc khi mật độ nhện điều tra vượt quá ngưỡng phòng trừ: 5 con/lá.
Trừ nhện: Dùng thuốc Rufast 3EC, Comite 73EC, Dandy 15EC với 0,5 – 0,6 lít/ha/lần phun.hoặc các loại thuốc trừ nhện khác phun theo hướng dẫn trên bao bì.
Nguồn: Admin tổng hợp