Sâu đục quả, sâu đục trái


Tên khoa học:
Conogethes punctiferalis

Tên tiếng Anh: Durian fruit borer/Yellow peach moth

Đặc điểm hình thái sâu đục trái

– Thành trùng sâu đục trái: Con trưởng thành của loài sâu này có kích thước nhỏ, chiều dài sải cánh 14 – 20mm, chiều dài thân 6 mm, màu nâu. Toàn thân và cánh màu vàng, trên cánh có nhiều chấm đen.

Thành trùng và ấu trùng sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

Thành trùng và ấu trùng sâu đục trái (Conogethes punctiferalis)

– Ấu trùng sâu đục trái: Ấu trùng dài khoảng 10 – 22 mm, sâu non có màu hồng hoặc màu hồng tím, đầu nhỏ màu nâu đen, thân mầu trắng ửng hồng, hai đốt ngực (trước và giữa) và hai đốt thân ở cuối đuôi thường có mầu trắng hơi hồng, các đốt còn lại có mầu hồng. Mỗi đốt sống lưng có 4 đốm nâu nhạt, 2 đốm trên to, hai đốm dưới dài và hẹp, trên mỗi đốm  đều có  lông cứng nhỏ, mỗi có một  đốm nhỏ mầu nâu ở bên hông cơ thể, lổ thở mầu đen.

– Nhộng và trứng: Nhộng mới nở màu lợt, lúc sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu sậm, dài 6 – 8mm, thời gian nhộng kéo dài khoảng 8 ngày. Trứng sâu đục trái hình bầu dục, dài khoảng  2-2,5 mm.

Đặc điểm gây hại của sâu đục trái

Con cái hoạt động vào ban đêm, đẻ trứng rải rác ở gần cuống (hoặc trên thân) của những trái còn non. Sau khi nở sâu non đục vỏ trái chui vào bên trong để ăn phá phần thịt trái, đặc biệt chúng rất thích ăn phần hột và phần thịt trái gần xung quanh hột. Sâu tấn công và gây hại từ lúc trái còn rất nhỏ (trái bằng ngón tay cái) đến trái lớn, sắp thu hoạch và thiệt hại nặng nhất vào lúc trái sắp thu hoạch. Khi bị sâu hại, trái thường bị thối rất nhanh. Khi đẫy sức sâu lớn cỡ đầu chân nhang, chui ra ngoài để làm nhộng trong những lá khô xung quanh hoặc nơi tiếp giáp giữa các trái hoặc trên bề mặt trái.

Có thể bạn quan tâm :   Nhện đỏ

Sâu đục trái chôm chôm

Sâu đục trái chôm chôm

Tại những lỗ đục sâu đùn phân ra ngoài. Nếu gặp nước mưa hay gặp ẩm độ không khí cao, xung quanh lỗ đục sẽ bị thối và chuyển dần sang màu nâu đen.

Sâu đục trái sầu riêng

Sâu đục trái sầu riêng

Quả non và cơm sầu riêng bị sâu gây hại

Quả non và cơm sầu riêng bị sâu gây hại

Sâu đục trái ổi

Sâu đục trái ổi

Sâu đục quả vải

Sâu đục quả vải

Khác với sâu đục cuống, vị trí gây hại của sâu đục quả ở nhiều vị trí khác nhau trên quả, đối với một số quả (quả táo) chỗ vết đục trên vỏ trái hơi nổi u, muốn biết đó có phải là đường đục hay không chỉ cần lấy dao mỏng gọt nhẹ lớp vỏ sẽ thấy có đường đục màu nâu tối bên trong.

Ngoài những lỗ đục nhỏ như vậy còn có thể gặp những lỗ đục lớn hơn đầu chân nhang, do những con sâu đã lớn tuổi chui ra từ trái khác đục chui vào. Bổ đôi những trái bị hại sẽ thấy có những con sâu non nằm bên trong (có những trái có đến bốn, năm con).

Sâu đục trái táo

Sâu hại trái táo

Biện pháp phòng trị sâu đục trái

– Cho hoa nở tập trung, đối với cây ổi nên chà bỏ đài hoa sớm hạn chế chỗ ẩn nấp của sâu.

 

– Bao quả bằng bao nylon có đục lỗ hoặc bao chuyên dùng đến lúc thu hoạch

Bao trái sầu riêng

Bao trái sầu riêng

– Thu gom những trái bị nhiễm sâu đem tiêu hủy.

– Phun  thuốc  sớm  và  định  kỳ  7-10  ngày/lần  bằng  các  loại  thuốc  như: Carmethrin 10 & 25EC, Deltox 2,5EC, Fentox 25EC, Ace 5EC, Cahero 40EC, Cymbush, Sagosuper, Karate, Pyrinex, Diaphos, Sherzol, BayFidan,…

Lưu ý: Ngưng phun thuốc trước 15 ngày khi thu hoạch.

Nguồn: Admin tổng hợp