Mọt đục cành


Tên khoa học:
Xyleborua camerunus

Đặc điểm hình thái mọt đục cành

– Sâu non màu trắng đục. 

– Mọt trưởng thành có mỏ ngắn, thân màu đen dài 1,0 – 1,7 mm, chiều rộng 0,5 – 1,2 mm. Con cái màu đen bóng. Con đực màu nâu nhạt. 

– Trung bình 1 con cái đẻ từ 30 – 50 trứng. 

– Vòng đời của mọt 30 – 35 ngày. 

Tập tính sinh sống và gây hại của mọt đục cành

– Mọt đục lỗ để chui vào cành chè sinh sống, mọt trưởng thành đục ngoằn ngoèo trong cành chè và thải mạt cưa ra ngoài. Những cành bị mọt hại khô héo dần dễ gẫy. Cây chè bị mọt mạch dẫn bị cắt đứt từng đoạn cây sinh trưởng chậm.

Triệu chứng mọt đục cành chè

Triệu chứng mọt đục cành chè

– Mọt gây hại quanh năm, chủ yếu trong mùa khô trên các giống chè cành. 

– Đối với chè cành năm thứ nhất đến năm thứ 2 mọt đục lỗ gây hại từ gốc lên cành cấp 1, cấp 2. Mọt hại trên nhiều giống chè, trong đó giống PH1, TB 14 mọt hại mạnh hơn.

Biện pháp phòng trừ mọt đục cành

Khi mọt mới gây hại có thể cắt bỏ cành bị đục, kết hợp bón phân, chăm sóc để chè phát triển. Thu gom những cành cây bị mọt đục đem tiêu hủy.

Nguồn: bvtvld.gov.vn

Có thể bạn quan tâm :   Sâu ăn lá