Hướng dẫn kỹ thuật lão hóa cây cảnh bonsai


Hình dáng của cây cảnh bonsai có thể không hoàn toàn phản ánh tuổi thật của cây mà được các nghệ nhân bonsai sử dụng các kỹ thuật lão hóa và xảo thuật đơn giản để làm cho cây có vẻ già hơn: lợi dụng một khuyết tật về cấu trúc của cây hay một nhánh chết, hoặc một phần thân bị chết.

Giá trị của cây cảnh Bonsai nằm ở tuổi của cây, bất cứ người chơi bonsai cũng đều có mong ước sở hữu một cây cổ thụ già nhưng không phải ai cũng may mắn sở hữu những cây có tuổi đời lớn như thế.

Kỹ thuật lão hóa bonsai

Kỹ thuật Lão hóa bonsai – Đỉnh chết (Jin)

Jin có nghĩa là đỉnh, ngọn cây, nhánh cây bị chết. Đôi khi muốn giảm hạ chiều cao của cây hay chiều dài của nhánh, thay vì cắt bỏ, người ta có thể tạo cho toàn bộ hoặc một phần của thân, của nhánh có phần gỗ chết và bị mòn láng vì thời gian, tạo ấn tượng già nua, dãi dầu mưa nắng, phong ba, tuyết giá … bằng cách:

• Lột vỏ cây bằng một lưỡi đục hình máng hay dùng 1 lưỡi dao bén

• Sau đó đánh giấy nhám mịn cho gỗ trở nên láng

• Có thể dùng lửa (đèn cầy, quẹt ga) nung phần gỗ để uốn nắn theo ý muốn. Lấy cọ quét acid citric hoặc sulfur calci pha loãng trên mặt gỗ nhưng tránh không để acid thấm quá nhiều vào gỗ sẽ làm cho cây chết. Xử lý với acid citric, gỗ sẽ nhanh chóng biến sang màu trắng làm tăng vẻ già cỗi của cây.

Kỹ thuật lão hóa bonsai

Lão hóa cây cảnh bonsai

Kỹ thuật lão hóa bằng cách lột vỏ bonsai rất phù hợp với các loài Tùng Bách. Có thể áp dụng cho ngọn cây để tạo dáng cây rất già đã bị gãy ngọn hoặc chết ngọn. Nếu phải bỏ một nhánh lớn, tránh chừa một thẹo không đẹp bằng cách tạo cho nó một dáng tự nhiên hơn: cắt chừa gần thân cây chừng vài cm, rồi chuốt nhọn bằng đũa và giấy nhám phần gỗ chừa lại đó để tạo Jin.

1. Kỹ thuật lão hóa bằng cách Lột vỏ bonsai (Shari)

Lột một băng vỏ theo thân cây Bonsai hoặc nhánh là kỹ thuật lão hóa căn bản của kiểu Sharimaki : thân cây Bonsai bị tróc vỏ để lộ gỗ trắng.

– Làm dấu trước bằng dao , sau đó cắt rời và bóc vỏ ra.

– Tốt nhất  là vẽ bằng viết chì hoặc sơn nước lên diện tích vỏ vừa lột, ngắm nghía trước và sửa chữa nếu cần.

Kỹ thuật lão hóa bonsai

– Phải duy trì một tối thiểu diện tích vỏ cây để nuôi cây cảnh Bonsai. Như vậy phần vỏ còn lại phải có những băng chạy ra các nhánh để cung cấp nhựa cho các nhánh.

– Không nên lột vỏ ở phần chôn trong đất vì như thế sẽ dễ thối mục do ẩm độ cao ở phần này .

Có thể bạn quan tâm :   Chia sẻ kinh nghiệm làm hòn non bộ từ các nghệ nhân

– Đừng bao giờ lột một diện tích quan trọng vỏ cây Bonsai trong một lần, vì bị “khát nước” đột ngột như thế , cây sẽ chết. Làm từng đợt, trong nhiều  năm, mỗi lần một mảnh chừng 1cm bề rộng là tối đa.

– Về mặt thẩm  mỹ, nên trưng bày phần vỏ cây chừa lại ở mặt tiền của cây cảnh Bonsai.

2. Kỹ thuật lão hóa bằng Bể bộng (Sabamiki)

Lột vỏ và đục khoét thân cây Bonsai với mục đích là tạo thân bộng ở gốc. Có thể xem kỹ thuật này như là điêu khắc trên gỗ, cũng dùng các công cụ như điêu khắc gỗ.

– Đối với những cây đã bị hư hỏng hoặc bị mục một phần rồi thì đục khoét phần gỗ chết, các mắt, các sẹo nhánh cũ.

– Nhưng với những cây cảnh Bonsai còn nguyên vẹn thì nên cận thận cưa, cắt và đục khoét dần dần từng đợt, cách xa các thời kỳ cắt tỉa hoặc thay đất.

– Tránh nhiễm trùng làm cho cây bị bệnh, có thể chết.

– Trưng bày phần thân bị bộng ra phía trước, nhánh cao nhất nằm ngay phía sau.

Kỹ thuật lão hóa bonsai

3. Kỹ thuật lão hóa bằng phương pháp Cây nửa sống nửa chết (Tanuki)

Đây là một biến thể của kiểu Sharikimi: nhét một cây sống vào một thân cây khô dùng làm gốc. Gốc cây khô phải được xử lý trước bằng một hóa chất bảo vệ gỗ ( ví dụ : pentachlorophenol) hoặc hóa chất khử nấm, rồi để nơi thoáng mát trong khỏang 6 tháng. Sau đó, khoét một rãnh hơi to hơn bề kính của thân cây sống.

Cắt hết các nhánh  ở một bên của thân cây sống, nếu cần có thể vạt bỏ theo chiều dọc cây sống, phần sẽ nhét áp vào cây khô, nhét thân cây sống vào rãnh của gốc cây khô, chỉ chừa một phần của thân cây sống ló ra ngoài. Rạch hai đường dọc sâu trên thân cây sống ở ngay 2 mép rãnh để kích thích thành lập mô sẹo, sẹo này sẽ phù lên và lấp kín kẽ hở giữa thân cây sống và mép rãnh trên gốc cây khô. Trét kín bằng mastic và cột chặt 2 phần lại bằng dây lát. Nếu làm khéo tay thì sau vài năm vỏ cây sống sẽ trồi ra ở mép rãnh và phủ kín kẽ hở.

Lưu ý:

– Dùng cùng một loài cây hoặc 2 loài cây có gỗ gần giống nhau.

– Khoét rãnh theo hướng sớ gỗ trên gốc cây khô.

Xem thêm