Hướng dẫn cách trồng cỏ ba lá mang lại may mắn


Cỏ ba lá giống những trái tim chụm lại như một loài hoa xanh biêng biếc vô cùng đẹp mắt. Các cô nàng công sở có thể nhanh chóng tô điểm cho bàn làm việc của mình hay bàn học của con yêu một chậu cảnh trang trí xinh xinh.

Ý nghĩa của cỏ ba lá

Không biết tự bao giờ, cỏ ba lá, cỏ bốn lá đã trở thành biểu trưng cho sự may mắn, tình yêu và hạnh phúc. Loại cỏ ấy thật đặc biệt, từ hình dáng mỏng manh đến sắc xanh tươi mới luôn ngập tràn sức sống. Nhỏ bé, giản dị nhưng chứa đựng đằng sau nó là những câu chuyện ý nghĩa và lãng mạn.

Cỏ 3 lá, cỏ 4 lá – loài cỏ mang lại may mắn và sức sống cho mọi người, nó được dân văn phòng yêu thích thường mua để trên các bàn làm việc với mong muốn công việc có nhiều thuận lợi, may mắn sẽ luôn luôn bên cạnh. Trước kia, tìm được một nhánh cỏ may mắn thực sự không đơn giản chút nào, nên nó rất quý. Nó được rất nhiều quốc gia trên thế giới ưa chuộng. Nhưng ngày nay, không khó để tìm được cỏ may mắn, đặc biệt bạn có thể tự tay trồng cho mình một chậu cỏ may mắn.

Cỏ ba lá, cỏ bốn lá có cách trồng và chăm sóc giống nhau, nếu muốn trồng loại nào bạn chỉ cần mua đúng loại hạt giống, nên mua hạt giống cỏ ở những cửa hàng chuyên nhập khẩu và kinh doanh hạt giống uy tín. Với kỹ thuật trồng cỏ may mắn dưới đây, nếu áp dụng đúng bạn sẽ có một chậu cỏ may mắn đẹp nhất.

Chuẩn bị

Một chậu nhỏ hay một chiếc bình, có thể bằng sứ hay nhựa cũng được. Kích thước tùy vào sở thích của các bạn chiều sâu tối thiểu là 3 cm. Chiều rộng miệng chậu tối thiểu là 5 cm đối với cỏ 3 lá thân củ và 10 cm đối với cỏ 3 lá thân dây.

Hạt giống: Tùy vào sở thích, bạn dễ dàng tìm mua hạt giống cỏ ba lá, cỏ bốn lá tại các cửa hàng chuyên nhập khẩu và kinh doanh hạt giống uy tín để đảm bảo chất lượng. Mỗi túi hạt giống có giá khoảng 30.000 – 40.000 đồng/ túi (30 hạt). Có nơi cung cấp trọn set gồm hạt giống, chậu, đất trồng.

Đất tơi xốp. Tuyệt đối không dùng đất sét hay đất thịt có độ dẻo. Nếu đất không tơi xốp các bạn hãy trộn thêm một chút cát cho đất tơi xốp hơn. Nhưng không nên cho quá nhiều cát và cũng không được dùng hoàn toàn bằng cát, lân NPK. Hạt giống, củ giống cỏ 3 lá hoặc nếu có sẵn cây thì cho luôn cây vào trồng cũng được.

Có thể bạn quan tâm :   Hướng dẫn cách trồng cây thường xuân

Tiến hành gieo trồng

Băm nhỏ đất ra rồi đảo đều với cát (nếu đất không tơi xốp) cùng với một chút lân. Sau đó cho đất vào 2/3 chậu. Với loại cỏ 3 lá thân dây: Rắc đều hạt giống vào chậu rồi lấy số đất còn lại dải đều lên trên thành lớp mỏng.

Với loại cỏ 3 lá thân củ, ta giâm từng củ xuống. Chú ý để đầu củ hướng lên trên, nếu cắm đầu củ xuống thì mùa quýt nó mới nảy mầm. Sau đó lấy số đất còn lại cho vào lấp đầy chỗ trống. Tuyệt đối không được vùi củ xuống sâu quá, sẽ khó nảy mầm.

Với giống cây cỏ 3 lá có sẵn: Đào một hố trong chậu sao cho hố sâu và rộng bằng rễ cây. Cho cây xuống rồi lấp đất vào. Chú ý phải thả cho để rễ cây tự nhiên, không bó túm tụm rễ lại với nhau. Tưới một ít nước lên cây mới trồng. Tưới ít để cung cấp độ ẩm, không nên tưới nhiều khiến cây bị úng.

Chăm sóc:

Tại thời điểm gieo hạt, bạn cần đặt chậu ở nơi thoáng mát, nhiệt độ khoảng 20 – 25 độ C. Giai đoạn nảy mầm cần chiếu sáng 3 – 4 tiếng/ ngày, khi lớn thì tăng lên 5 – 6 tiếng/ ngày. Bón thêm phân NPK với liều lượng vừa phải để cỏ phát triển tốt.

Khi cỏ 3 lá, 4 lá trong giai nảy mầm cần cung cấp đủ lượng ánh sáng cho cây, khoảng 3 tiếng mỗi ngày, khi cây lớn lên một chút thì cung cấp ánh sáng khoảng 5 tiếng mỗi ngày.

Để cây sinh trưởng và phát trieent tốt, cần bón thêm cho cây phân NPK giúp cây có nhiều dinh dưỡng. Không nên bón quá nhiều cho cây.

Khi cây lớn, nếu thích trồng ra vườn có thể chuyển từ chạu sang vườn, cây cũng sẽ thích ứng rất tốt vì cỏ may mắn thích ứng tốt với điều kiện khí hậu nước ta. Vì là giống cỏ may mắn, nên loại cỏ 3 lá, 4 lá này sẽ sinh sôi phát triển rất nhanh chóng, các cành non sẽ mọc trở lại sau khi bị cắt xén.

Xem thêm