Hướng dẫn cách trồng cây thường xuân


Dây thường xuân nghe thì gợi nhắc đến mùa xuân nhưng loài cây này không đại diện cho mùa nào cả bởi nó xanh mát trong cả 4 mùa. Không cần đất, cũng chẳng cần cọc gỗ, những chiếc rễ bé tí xíu vẫn kiên cường bám vào từng khe nứt nhỏ của mảnh tường là cứ thế leo lên, xanh mướt một màu. Có lẽ đó là lí do mà loài dây leo này tượng trưng cho những gì mạnh mẽ và dai dẳng nhất.

Cây thường xuân còn có rất nhiều tên gọi khác như trường xuân, vạn niên, cảnh dây nguyệt quế. Từ lâu, chúng đã nổi tiếng như một “bộ máy lọc không khí tự nhiên” khi hấp thụ những chất có hại như aldehyde formic, benzen, phenol và ngăn chặn hiệu quả các chất gây ung thư như nicotin toả ra từ khói thuốc.

Đây là loại cây lọc bỏ đến 80% khí độc trong nhà mà rất dễ trồng, dễ chăm. Kỹ thuật trồng cây thường xuân không quá khó hơn nữa chúng sinh trưởng tốt ở những nơi có điều kiện bán râm nên phù hợp trồng làm cảnh trong nhà.

– Loài dây leo này có vẻ mong mảnh, yểu điệu như nàng thiếu nữ nhưng lại mang trong mình sức sống mãnh liệt của một kĩ sĩ.

– Ở các nước phương tây, trên các ngôi nhà, thư viện cổ, nhà thờ, hay trường học người ta vẫn thường thấy những thảm thường xuân chạy dọc bờ cửa sổ, phủ kín mảnh tường cổ kính.

– Là loài cây được trồng nhiều ở các nước phương tây, làm tôn thêm vẻ cổ kính, uy nghiêm của mọi kiến trúc

– Dây thường xuân – dễ trồng, dễ sống, xanh mát, đẹp nhà.

Phương pháp nhân giống

– Thường xuân thường được nhân giống bằng cách chiết cành. Cách chiết cành cũng rất đơn giản, chỉ cần đặt cành chiết vào bình nước cho đến khi từ cành đó mọc rễ thì đem ra trồng. Sau đó chuẩn bị thêm sỏi, đất, chậu cây, trồng sát tường gạch, hàng rào, hay lưới mắt cáo…thường xuân sẽ bám vào bằng chồi rễ mút và cứ thế leo lên.

– Hay còn được nhân giống bằng phương pháp giâm cành. Trước tiên cần chuẩn bị một chậu đất tơi xốp, cắt một đoạn cành non dài khoảng 10cm, cắm vào chậu. Sau đó, mang chậu thường xuân đặt ở nơi râm mát, ẩm ướt. Duy trì độ ẩm cần thiết và nhiệt độ trong khoảng 15C-25C thì cây sẽ ra rễ sau khoảng 2-3 tuần.

Có thể bạn quan tâm :   Bí kíp trồng và chăm sóc cây tùng la hán để bàn mini

– Ngoài cách trên ta cũng có thể nhân giống cây thường xuân bằng cách cắt một cành dây thường xuân có khoảng 2-3 mắt mầm, ngâm trong nước sạch, đặt trong phòng có nhiệt độ 20C. Chỉ sau khoảng 10-15 ngày sau cành có thể mọc ra rễ mới.

Cách trồng và chăm sóc cây thường xuân

– Cho một ít sỏi trộn lẫn với đất trong chậu, trồng cây con vừa được chiết vào rồi phủ đất kín quanh bầu rễ. Nén chặt đất xung quanh gốc cây. Đặt cây nơi thoáng mát trong nhà với đầy đủ ánh sáng và tưới thường xuyên

– Đất: Sử dụng đất tơi xốp, màu mỡ và nhiều dưỡng chất như hỗn hợp đất mùn và đất vườn. Giữ đất luôn ẩm trong vài tuần đầu tiên.

– Ánh sáng: Thường xuân là loại cây có thể phát triển tốt khi sống dưới ánh sáng mặt trời chói chang hay trong nhà thiếu sáng. Tuy nhiên, vẫn nên lựa chọn vị trí thích hợp để đặt chậu cây.

– Phân bón: Trong mùa sinh trưởng của cây, chỉ cần bón một lớp phân mỏng, loãng và chỉ bón 2-3 lần trong một năm. Phân xanh và phân vô cơ tổng hợp đều có thể bón. Khi cây đã trưởng thành thì bón ít hơn.

– Tưới tiêu: Sử dụng cách phun nước lên bề mặt lá. Phun vừa phải, không ít không nhiều. Nếu nhiều quá làm úng đất, cây sẽ bị thối rễ nhưng ít quá thì lá bị rụng

– Thường xuyên ngắt ngọn cây để thúc cây mọc thêm các nhánh nhỏ.

– Đặt chậu cây sao cho ít nhất có thể đón ánh nắng 4 giờ một ngày.

Chú ý nên treo thường xuân ở hướng đông, đông nam, đông bắc của căn phòng để nó phát huy hiệu quả về mặt phong thủy cũng như tăng thêm độ tươi mát cho từ ngoài vào trong của ngôi nhà.

Xem thêm