Sâu đục thân bướm cú mèo


Tên khoa học:
Sesamia inferens Walker

Họ: Noctuidae

Bộ: Lepidoptera

Triệu chứng gây hại:

Sâu non đục vào thân gây nõn héo/bông bạc. Đôi khi sâu non chỉ hại mặt trong bẹ lá gây úa vàng làm bông lúa bị lép lửng.

Đặc điểm hình thái:

– Ngài: có đầu ngực màu vàng tro, bụng màu nâu nhạt. Râu đầu ngài đực ngắn hình răng lược, ngài cái có hình sợi chỉ. Cánh trước tựa hình chữ nhật nâu nhạt, gần mép ngoài cánh màu hơi đậm. Chính giữa cánh có một vân dọc màu nâu tối. Trên dưới đường vân có 2 điểm đen nhỏ, cánh sau màu trắng bạc, mép ngoài cánh hơi nâu nhạt.

– Trứng: hình bánh bao dục dẹt, đỉnh hơi lõm, bề mặt trứng có khía dạng mạng nhện, mới đẻ màu trắng, gần nở màu tím. Trứng đẻ thành ổ dạng đai xếp thành 2-3 hàng trong bẹ lá.

– Sâu non: đẫy sức có đầu màu nâu đậm, mặt bụng và mặt dưới ngực có màu vàng nhạt, mặt lưng màu tím. Móc chân bụng có 17-21 cái xếp thành một đường có dạng lông mày về phía trong của bụng.

– Nhộng: màu nâu vàng, lưng đậm hơn. Mút cánh về phía mặt bụng có một phần nhỏ tiếp giáp nhau. Đốt bùng 2-7 trừ mép sau của đốt đều có chấm lõm hình vòng nâu đen. Cuối bụng về phía lưng và phía bụng mỗi bên có hai gai lưng màu đen.

Đặc điểm sinh học, sinh thái và gây hại:

* Vòng đời: 

Vòng đời của sâu đục thân bướm cú mèo từ 32-46 ngày:

+ Thời gian trứng: 4 – 6 ngày.

+ Thời gian sâu non: 17 – 29 ngày.

+ Thời gian nhộng: 7 – 12 ngày.

+ Thời gian ngài vũ hóa đến đẻ trứng: 4 – 6 ngày.

* Đặc điểm sinh học và gây hại:

Ngài của sâu đục thân bướm cú mèo có tính hướng sáng nhưng không mạnh bằng bướm sâu đục thân bướm 2 chấm và 5 vạch. Nhộng thường vũ hóa vào buổi tối (từ 6-8h). Ban ngày ngài của loại sâu này thường ẩn nấp ở trong các khóm lúa hoặc cỏ dại, chập tối mới hoạt động. Mỗi con ngài cái có thể đẻ từ tới trên 400 quả trứng trong 5-6 ngày (nhiều nhất là 10 ngày), một ổ trứng có từ 200-270 quả trứng/ổ và tỉ lệ trứng nở khá cao (trên 80%).

Sâu non mới nở tập trung phá mặt trong bẹ lá, sau tuổi 2-3 mới phát tán di chuyển phá hại cây kế cận, thường xâm nhập vào đốt thứ 3-4 thân lúa. Sau tuổi 4 – 5 sức ăn khỏe, sâu chui ra đục đốt khác hoặc thân khác. Là loài có sức ăn khoẻ nên chúng có thể di chuyển sang sang những cánh đồng kế cận để hoàn thành quá trình phát triển của chúng ngày cả khi lúa đã thu hoạch xong. Sâu non đục vào thân, cắt đứt đường vận chuyển dinh dưỡng gây chế đỉnh sinh trưởng hoặc bông bạc. Sâu non đẫy sức có thể hóa nhộng trong thân lúa hoặc ngoài bẹ lá, ngoài mình nhộng bọc bằng sợi xơ thân lúa.

Có thể bạn quan tâm :   Mọt hại ngô Sitophilus zeamais Motsch.

Sâu đục thân 5 vạch đầu đen phát sinh gây hại nặng ở vụ lúa thu đến vụ mùa, xuân chính vụ bị hại nhẹ hơn xuân muộn. Đặc điểm của loài sâu này chịu nóng và chịu lạnh khỏe nên ở vùng núi và trung du sâu này gây hại nặng. Loại sâu này phân bố ở khắp các vùng trồng lúa trong nước và trên thế giới.

Thiên địch của sâu đục thân cú mèo trên cây lúa

Thiên địch của sâu đục thân cú mèo ở nước ta chủ yếu gồm các loài Trichogramma japonicum, Amauromorpha accepta schoenobii, Bracon onukii, Eriborus sinicus, Temelucha philippinensis, Tropobracon schoenobii, Goryphus basilaris (Phạm Văn Lầm, 2000).

Biện pháp phòng trừ (tương tự sâu đục thân 5 vạch đầu nâu và đầu đen)

– Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Bón cân đối NPK, không nên bón quá nhiều đạm và bón đạm kéo dài.

+ Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp. Sau khi gặt lúa, cày lật gốc rạ, phơi ải hoặc ngâm nước (làm dầm) để diệt nhộng.

+ Dùng các biện pháp thủ công: ngắt dảnh héo, ổ trứng; bẫy đèn đồng loạt bắt bướm…

– Biện pháp hóa học: Phun các loại thuốc lưu dẫn, vị độc, tiếp xúc, nội hập như: Padan 95SP, Gegent 800WP…

– Thời điểm phun thích hợp nhất:

Với sâu đục thân 5 vạch đầu đen, đầu nâu và sâu đục thân bướm cú mèo thì thời điểm phòng trừ sớm hơn tốt nhất là từ trung tuần tháng 4 đến đầu tháng 5 dương lịch (hoặc thời điểm vừa lúa vừa ngưng đẻ nhánh hữu hiệu, trước khi bón phân đón đòng).

Bởi vì sâu đục thân 5 vạch đầu nâu và đầu đen thích nghi với nhiệt độ thấp hơn so với sâu đục thân bướm hai chấm nên có thể phát sinh liên tục trong các tháng mùa đông. Hai loài sâu đục thân này phá hại từ khi cây lúa ở cuối giai đoạn đẻ nhánh đến khi trỗ. Mỗi năm hai loài sâu này đều xuất hiện 5, 6, 7 lứa và thích hợp với ruộng có mức nước không ngập bẹ lá. Còn sâu đục thân bướm cú mèo mỗi năm xuất hiện 5- 6 lứa. Sâu thích hợp với khoảng nhiệt độ rộng nên phát sinh gây hại tất cả các vụ lúa, kể cả những tháng mùa đông.

+ Không nên dùng thuốc trừ sâu hoà với nước phun khi lúa còn nhỏ và đang ở giai đoạn đẻ nhánh rộ và lúc này lúa vẫn có khả năng đẻ thêm nhánh để bù vào các nhánh bị sâu phá hoại, đồng thời làm như vậy sẽ giết chết các thiên địch của sâu đục thân.

+ Có thể phun thuốc sâu ở ruộng mạ trước khi nhổ cấy hoặc những ruộng trỗ muộn có khả năng bị bông bạc.

+ Ở những vùng thường bị sâu hại dùng thuốc dạng hạt rải khi kúa ngưng đẻ hữu hiệu (35 – 45 ngày sau khi sạ cấy tuỳ giống lúa).

Nguồn: Tổng hợp