Đỗ quyên là một trong những loại cây bụi có hoa vào mùa xuân phổ biến nhất nhưng cũng rất dễ bị sâu bệnh gây hại nếu trồng và chăm sóc không đúng cách. Nếu lá hoặc hoa đỗ quyên đang bị hỏng do bọ ren hoặc bệnh cháy lá gây ra, xử lý kịp thời và có biện pháp phòng ngừa được thực hiện vào đúng thời điểm trong năm có thể sẽ giúp giảm bớt vấn đề một cách nhanh chóng.
Một số bệnh phổ biến gây hại hoa đỗ quyên và cách xử lý
Bệnh thối rễ
- Nguyên nhân: do cây bị đọng nước và nước ẩm quá lâu làm cho cây bị thối rễ.
- Biểu hiện: lá chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng lá; những chồi non cũng bắt đầu có dấu hiệu bị héo.
- Cách xử lý: Để có thể phòng trừ và khắc phục căn bệnh này bạn cần chú ý lượng nước tưới. Đem rửa sạch rễ và cắt bớt rễ bị hư, sau đó trồng mới lại vào 1 cái chậu trồng cây khác.
Bệnh phấn trắng
Cây dễ bị mắc căn bệnh này khi vào mùa sinh trưởng.
- Nguyên nhân: do thông gió kém, thiếu ánh sáng.
- Biểu hiện: Khi thấy trên lá của cây có xuất hiện những bột màu trắng thì đó chính là dấu hiệu của căn bệnh này.
- Cách xử lý: Khi cây mắc bệnh này bạn có thể sử dụng Benlate 0.1% với liều dùng là cách 7 ngày phun 1 lần, thông thường với khoảng 3 lần phun là cây hoa đỗ quyên sẽ hết bệnh.
Bệnh đốm nâu
Đây là loại bệnh gây hại chính trên cây Đỗ quyên và gây hại chủ yếu trên lá, làm ảnh hưởng tới hoa.
- Nguyên nhân: Do nấm bào tử đuôi (Cercospora rhododendri Ferraris) gây ra. Nấm bệnh qua đông trên lá bệnh hoặc xác cây nhiễm bệnh. Sang xuân nấm bắt đầu phát triển, lây lan nhờ gió và mưa. Bệnh nặng vào tháng 4-7 hàng năm.
- Biểu hiện: Ban đầu lá xuất hiện các chấm màu nâu đỏ. Sau đó lan rộng dần thành hình tròn hoặc nhiều cạnh đường kính 1mm-5mm; màu nâu đen; giữa có đốm màu trắng xám. Đốm bệnh mặt trên sẫm hơn mặt dưới lá, trên đốm có các chấm mốc đen.
- Cách xử lý: Gom đốt lá bệnh làm giảm nguồn lây. Để phòng trừ bệnh cần chú ý để cây vào nơi thông thoáng và đủ sáng; tránh nơi có độ ẩm quá cao; cần tăng cường bón phân tổng hợp. Khi phát hiện cây nhiễm bệnh cần nhanh chóng phun Boođo 1%; Daconil hoặc Bavistin 0,2% hoặc Topsin 0,1% để trừ bệnh.
Bệnh vàng lá
Bệnh này thường xuất hiện ở cây trồng trên đất kiềm.
- Nguyên nhân: do thiếu sắt. Hoặc có sự hiện diện của vôi trong môi trường bầu đất hoặc nước. Do tưới bằng nước máy hoặc bón phân quá nhiều
- Biểu hiện: lá chuyển sang màu vàng và bắt đầu rụng lá
- Cách xử lý: Với loại bệnh này thì chỉ cần bổ sung thêm sắt sunfat là được. Có thể bổ sung theo 2 cách là tưới hoặc phun. Có thể phun sunphat sắt 0,2-0,3% lên cây hoặc đổ dung dịch sunphat sắt tỷ lệ 1:30 vào lỗ chọc sâu 15cm xung quanh cây để tăng độ chua của đất.
Bệnh phồng lá
- Nguyên nhân: bệnh này thường do nấm Exobasidium japonicum Shirai gây ra. Mùa xuân bắt đầu lây lan, phát triển mạnh nhất trong tháng 3-5
- Biểu hiện: có những đốm nhỏ trên lá non, chồi non và mặt lá thì bị lồi lên. Trên mặt lá có bột màu xanh nhạt, sau lõm xuống hình tròn đường kính 3mm-12mm. Mặt sau lá dày lên, uốn cong màu nâu đỏ. Mặt trên phủ một lớp bột màu trắng. Lá rụng.
- Cách xử lý: Loại bỏ triệt để và đốt lá bệnh. Cải thiện điều kiện thoáng gió xung quanh và tăng thêm ánh sáng cùng với phân bón hợp lý. Đồng thời cần xới lại đất để loại trừ sâu bệnh; nâng cao sức sinh trưởng cùng với khả năng đề kháng của cây.
Bệnh khô lá
- Nguyên nhân: do nấm bào tử lông roi Pestalotia rhododendrri Guba gây ra. Nấm bệnh xâm nhập vào cây qua vết thương do côn trùng chích hút. Bệnh nặng làm cho lá rụng, cây yếu, hoa ít.
- Biểu hiện: Chủ yếu phát sinh trên lá già. Lá sẽ bị khô từ ngọn trở vào khoảng 1/3 tới 2/3 diện tích. Đốm bệnh màu vàng, mép đốm có viền nâu đen, trên đốm có nhiều chấm đen.
- Cách xử lý: Đặt cây nơi thoáng gió và đủ sáng, tránh nơi có độ ẩm quá cao. Gom đốt lá bệnh làm giảm nguồn lây. Khi cây phát bệnh phun thuốc Daconil hoặc Bavistin 0,2% hoặc Topsin 0,1%.
Rệp
- Nguyên nhân: chúng rất dễ phát sinh bệnh ở nhưng nơi không thông gió.
- Biểu hiện: trên lá và cành non có thân trắng sáp hiện rõ lên trên mặt lá
- Cách xử lý: sử dụng cồn để phun lên cây hoặc nước rửa sạch. Trong thời kỳ rệp gây hại thì có thể dùng thuốc Rogor 0,1%.
Nhện đỏ, nhện râu ngắn
– Nhện đỏ: Gây hại chủ yếu trên hoa; mặt sau của cây thường có các đốm màu đỏ màu nâu hoặc đôi khi là cả 2 màu. Khi bị nhiễm nhện có thể dùng các loại thuốc như DDVP 0,1% để phun trừ hoặc dùng nước ngâm lá trúc đào, thanh hao pha loãng để phun. Sử dụng hợp chất lưu huỳnh để phun cho cây kết hợp với rắc vôi sẽ giúp khắc phũ và loại bỏ bệnh này cho cây hoa đỗ quyên.
– Nhện râu ngắn: Loại nhện này gây hại trên lá, cành non và phát sinh mạnh vào mùa hè. Có thể dùng Sumithion 0,2% phun diệt.
Xem thêm