Tên khoa học:
Aphis medicaginis Koch
Tên khoa học: Aphis medicaginis Koch
Đặc điểm hình thái rệp muội hại lạc (đậu phộng), đậu tương:
– Trưởng thành có 2 loại hình: rệp có cánh và rệp không cánh
– Rệp muội có cánh: cơ thể màu đen xanh hay vàng.
– Rệp muội không cánh: cơ thể màu tím xám hay đen. Ở vùng nhiệt đới rệp đẻ con.
Hình ảnh rệp muội hại cây lạc Aphis medicaginis Koch (đậu phộng), đậu tương
Đặc điểm phát sinh, gây hại của rệp muội hại lạc (đậu phộng), đậu tương:
– Thời gian gây hại cây lạc từ tháng 3 sau chuyển sang phá rau vụ hè rồi cây lạc thu.
– Nhiệt độ thích hợp cho rệp muội phát sinh là 10-24oC. Lượng mưa và thời gian mưa kéo dài 7-8 ngày làm số lượng rệp giảm xuống nhanh chóng.
– Rệp muội tập trung trên lá non, ngọn, hoa, hút dịch cây làm cho thân, lá có màu đen. Do bị hút dịch, lá lạc thường cuốn lại, co hẹp không bình thường, hoa nhỏ ảnh hưởng tới sự nở hoa, thụ tinh làm sản lượng lạc bị giảm 30% hay nhiều hơn nữa.
Biện pháp phòng trừ rệp muội hại lạc (đậu phộng), đậu tương:
– Dùng Fipronil 800 WG lượng 40g, trộn với 40-50kg đất bột hoặc Diazinon 10H lượng 3kg trộn với 7,5kg đất bột hoặc 1,5% Rơgo lượng 0,5kg trộn với 15kg đất bột, mỗi hecta dùng 750kg hỗn hợp trên.
– Dùng thuốc Padan 95SP, Regent 800WG theo liều lượng trên bao bì.
Nguồn: Admin tổng hợp