Rầy nâu


  • Biện pháp canh tác, kỹ thuật

+ Dùng giống kháng hoặc ít nhiễm rầy. Nếu thuận lợi nên dùng giống ngắn ngày thay cho giống dài ngày.

+ Không bón phân đạm quá nhiều, không sạ cấy quá dày.

+ Gieo cấy tập trung, không gieo cấy lệch thời vụ chính quá nhiều.

+ Hạn chế tối đa việc dùng thuốc trừ sâu, nhất là vào giai đoạn đầu vụ để bảo vệ nguồn thiên địch của rầy.

+ Tạt dầu vào gốc lúa ở những ruộng lúa cao, khó phun xịt.

– Biện pháp sinh học:

+ Khi lúa 4-5 tuần tuổi, có nơi thả cá rô phi, cá mè để diệt rầy nâu hoặc thả vịt vào ruộng lúa diệt rầy

+ Hoặc có thể sử dụng các chế phẩm sinh học về các loại nấm đối kháng của rầy nâu như nấm xanh Metarhizium anisopliea, nấm trắng …/.

Phun thuốc khi trứng nở được 80% với mật độ > 50 con/khóm

+ Giai đoạn đẻ nhánh – đòng: Dùng các loại thuốc nội hấp và thuốc ức chế sinh trưởng: Cytoc 250WP, Conphai 10WP, Actara 25WG, Asarasuper 250WDG, Wofara 300WG, Onera 300WG, Dantotsu 16 WSG, Chatot 600WG, Applaud 25SC, Aperlaur 100WP…

+ Giai đoạn đòng già – ngậm sữa, chắc xanh: Chỉ dùng các loại thuốc tiếp xúc có hoạt chất Fenobucarb (Bassa 50EC, Azora 350EC, Jetan 50EC, Bascide 50EC, Nibas 50ND…) và nhóm Chlorpyrifos Ethyl (Victory 585EC, Pyrifdaaic 500EC…).

* Phải rẽ lúa 4 hàng/băng; nếu lúa tốt, mật độ rầy cao, rẽ 3 hàng/băng và phun trực tiếp vào nơi cư trú của rầy.

Có thể bạn quan tâm :   Bọ cánh cứng, sâu đục thân, đục cành, đục gốc

* Chú ý: Tuyệt đối không hỗn hợp nhóm thuốc Pyrethroid (Fastac 5EC, Altach 5EC, Cyperkill 5EC) với các loại thuốc khác ở đầu vụ tránh gây bộc phát rầy cuối vụ và ô nhiễm môi trường.

– Lưu ý: Không nên phun thuốc trừ sâu, rầy trong vòng 30 ngày sau khi sạ, vì đây là khoảng thời gian thiên địch tích lũy, phát triển trên ruộng.

– Sau phun 3 ngày đối với rầy lưng trắng, 1-2 ngày với rầy nâu cần kiểm tra ruộng; nếu mật độ rầy còn > 50 con/khóm phải phun lại.