Rầy mềm


Tên khoa học:
Toxoptera sp.

Khả năng gây hại của rầy mềm

Rầy trưởng thành và rầy non tập trung bu bám ở mặt dưới của những lá non, cành non, đọt non, nụ hoa, hoa và cả trái non để chích hút nhựa làm cho chồi non, lá non biến dạng, lá cong queo, còi cọc, không phát triển được, giảm khả năng tăng trưởng của cây. Nụ hoa, hoa và trái non không phát triển, nếu nặng sẽ bị vàng, khô héo và rụng. Cũng giống như nhiều loài rầy rệp khác, ngoài gây hại trực tiếp thì trong chất bài tiết của rầy còn có chứa nhiều chất đường mật, đây là môi trường thuận lợi cho nấm bồ hóng phát sinh, phát triển phủ kín cả cành, lá ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình quang hợp của cây.

(A) Rầy mềm sống thành quần thể trên các bộ phận cây trồng; (B) Bọ rùa - Thiên địch của rầy mềm.

(A) Rầy mềm sống thành quần thể trên các bộ phận cây trồng; (B) Bọ rùa – Thiên địch của rầy mềm.

Biện pháp quản lý rầy mềm

– Cắt tỉa cành lá có nhiều rệp bám và tập trung đem đốt tiêu hủy.

– Cần tưới bù nước cho cây.

– Theo dõi vườn thường xuyên, nhất là vào các đợt cây ra đọt, lá non, ra hoa và trái non…nếu thấy rầy có mật số cao thì sử dụng thuốc hóa học có hoạt chất Pymetrozin…

Nguồn: syngenta.com.vn

Có thể bạn quan tâm :   Sâu đục thân 5 vạch đầu nâu, sâu đục mầm