Phân lân là từ dùng để chỉ các loại phân hóa học có chứa photpho.
Cung cấp photpho hoá hợp cho cây dưới dạng ion photphat (PO43-)
Độ dinh dưỡng của phân được đánh giá bằng % P2O5 (Quy ra theo khối lượng) trong phân bón.
Nguồn lân chủ yếu là DAP; MAP; TSP; NPK, lân nung chảy, supephosphat đơn (Supe lân), supephosphat kép, supe phosphat giàu, canxi phosphat.
1. Chức năng của Lân (P2O5hh) đối với cây trồng
Lân là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và protein của cây
Lân có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây, lân kích thích bộ rễ của cây phát triển và tạo điều kiện để cây có thể đồng hóa các chất dinh dưỡng khác.
Lân tham gia vào thành phần của axít Nuclêic và màng tế bào, tạo thành ATP là vật chất mang và tải năng lượng. Lân thường chiếm từ 1-14% trọng lượng chất khô của cây.
Chu trình Photpho trong tự nhiên
* Triệu chứng thiếu hụt lân:
– Khi thiếu: Rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây; quả ít, chín chậm, thường có vỏ dày, xốp và dễ bị thối, nấm bệnh dễ tấn công, do Lân là thành phần của vách tế bào.
Triệu chứng thiếu hụt lân trên lá cà chua
Thiếu lân quả có vỏ dày, xốp và dễ bị thối
Xem thêm chịu chứng thiếu lân trên cây ngô
– Nếu thừa: Rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng.
2. Thang đánh giá hàm lượng lân trong đất:
Ảnh hưởng của pH đối với phân bố phốt pho vô cơ (lân) trong đất
– Lân tổng số(P2O5%): Tổng lượng lân hữu cơ và vô cơ
Phương pháp phân tích Loren
Nghèo: < 0,01 %
Trung bình: 0,01 – 0,05%
Khá: 0,05 – 0,1%
Giàu: > 0,1%
– Lân dễ tiêu (P2O5dt) (mg/100gr)
Phương pháp Oniani | Phương pháp Bray | |
Rất nghèo: | < 5 mg/100gr | < 10 mg/100gr |
Nghèo: | 5 -10 mg/100gr | 10 -20 mg/100gr |
Trung bình: | 10 –15 mg/100gr | 20 –30 mg/100gr |
Giàu: | 15 mg/100gr | >> 30 mg/100gr |
3. Các loại phân lân trên thị trường:
3.1. Phân lân Supe Photphat
3.1.1 Supephotphat đơn:
Chứa 14 – 20% P2O5
Quá trình sản xuất xảy ra 1 giai đoạn bằng cách cho bột photphoric hoặc apatit tác dụng với axit sunfuric đặc.
Supe lân Lâm Thao và Supe lân trung quốc
Các sản phẩm Supe photphat trên thị trường:
+ Supe Lân Lâm Thao (Supe photphas và hóa chất Lâm Thao)
+ Supe Lân Long Thành (Phân bón Miền Nam)
+ Supe Lân Lào cai (Apromaco)
+ Supe Lân Đức Giang (Lào cai)
So sánh đặc tính của Supe Lân và Lân nung chảy
SUPE LÂN |
LÂN NUNG CHẢY |
– Có tính Axit – Không thích hợp với đất chua – Tan trong nước, cây trồng hấp thụ được ngay – Bổ sung Ca2+ cho cây |
– Có tính kiềm – Thích hợp với đất chua – Không tan trong nước, chỉ tan trong axit nhẹ hoặc axit của rễ cây tiết ra nên có tác dụng chậm nhưng lâu dài – Bổ sung cả Ca2+ và Mg2+ |
3.1.2 Supephotphat kép – TSP: chứa 40 – 50% P2O5
Quá trình sản xuất xảy ra 2 giai đoạn: Dùng axit sunphuric để điều chế axit photphoric sau đó axit photphoric tiếp tục tác dụng với photphoric hoặc apatit tạo thành supe lân kép.
Các sản phẩm Supe photphat trên thị trường:
+ Supe Lân kép Đức Giang (Lào cai)
3.2. Phân lân nung chảy: chứa 13 – 16% P2O5
Hình ảnh lân nung chảy
Xem thêm bài viết : Đặc điểm của phân lân nung chảy và cơ sở khoa học sử dụng ở Việt Nam
Để sản xuất phân lân nung chảy, người ta nung hỗn hợp quặng apatit (hay photphoric) với đá xà vân (thành phần chính là magiê silicat) và than cốc ở nhiệt độ trên 1000 độ C trong lò đứng. sản phẩm nóng chảy từ lò đi ra được làm nguội nhanh bằng nước để khối chất bị vỡ thành các hạt vụn, sau đó sấy khô và nghiền thành bột.
3.3. Phân Ammoni photphate:
3.3.1. Phân MonoAmon photphat (MAP): Chứa 10% (N), 50% P2O5hh
3.3.2. Phân DiAmonphotphat (DAP): Chứa 15- 18% (N), 44 – 46% P2O5hh
Phân DAP và MAP trung quốc
Là loại phân vừa có đạm, vừa có lân.
Phosphate đạm có dạng viên, màu xám tro hoặc trắng.
Phân rất dễ tan trong nước và phát huy hiệu quả nhanh. Phân được dùng để bón lót, bón thúc đều tốt.
Phân là loại dễ sử dụng. Thường dùng thích hợp ở đất nhiễm mặn vì không làm tăng độ mặn, độ chua. Phân có tỷ lệ đạm hơi thấp so với lân, cho nên cần bón phối hợp với các loại phân đạm khác, nhất là khi bón cho các loại cây cần nhiều đạm.
– Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996.
– Sổ tay phân bón vô cơ – Cục Hóa chất, Bộ Công Thương 2015