Hoa tầm xuân hồng là cây thân leo, dạng bụi. Phần thân có thể dài trên 5m. Trên thân có nhiều gai nhọn và tua cuốn móc giúp cho thân leo bám tốt hơn. Lá dạng kép lông chim, có màu xanh đậm, nổi rõ viền gân và mép lá có răng cưa.
»»» Cách trồng hoa giấy trên ban công đẹp rực rỡ
Hoa tầm xuân hồng có nhiều màu sắc khác nhau từ hồng, tím, đỏ hay tầm xuân trắng. Hoa nhỏ, có đường kính hoa khoảng 5cm nhiều cánh. Cây rất sai hoa nhưng chỉ nở vào tháng 3 – 5. Hoa thơm nhẹ, rất dễ chịu nên được nhiều người trồng hoa tầm xuân hồng làm cảnh tại nhà.
Kỹ thuật trồng hoa tầm xuân hồng tạo không gian ấn tượng cho không gian nhà bạn
Kỹ thuật trồng hoa tầm xuân hồng
Phân loại tầm xuân hồng
Tầm xuân hồng được phân loại làm 2 loại đó là tầm xuân cánh đơn hoặc tầm xuân cánh kép. Cũng có thể chia theo màu sắc của hoa để nhận biết.
Nhiệt độ và lựa chọn đất trồng tầm xuân hồng
Tầm xuân hồng thích hợp nhất với đất thịt, đất cát pha, những loại đất giàu mùn và dễ thoát nước. Có thể trồng cây nơi đất trung tính hoặc hơi chua. Cây ưa sáng và ưa khí hậu mát mẻ, cũng có khả năng chịu lạnh, nên trồng vào mùa Xuân, nơi rộng rãi thông thoáng sẽ giúp cây phát triển tốt, hoa nở đẹp.
Kỹ thuật tròng hoa tầm xuân hồng
Trồng hoa tầm xuân hồng bằng cách giâm, chiết hoặc gieo hạt từ quả. Cây ưa sáng và ưa khí hậu mát mẻ, cũng có khả năng chịu lạnh. Nên trồng vào mùa Xuân, nơi rộng rãi thông thoáng. Chọn những cành khoẻ mạnh, tròn đều, mầm ngủ nổi rõ. Cắt bỏ đoạn ngọn non và đoạn gốc già vì mầm sẽ mọc yếu. Mỗi cành chặt làm nhiều hom dài khoảng 25cm bằng dao sắc để tránh xơ xước dễ làm hom mất nước và dễ nhiễm khuẩn khi trồng. Cắm hom nghiêng 450, sâu 5cm theo hàng ngang cách nhau 50cm. Cây cách cây 30cm trên mặt luống. Nén chặt gốc, ủ cỏ khô, rơm rạ và tưới đủ ẩm.
Do là cây leo nên có thể trồng tầm xuân hồng ở gần nơi có gần cột trụ, cổng, hàng rào. Hoặc cạnh những cây thân gỗ để tầm xuân có chỗ leo bám dễ dàng. Hoặc nếu có điều kiện nên làm giàn leo là tốt nhất.
Cây không chịu được ngập úng nên khi trồng thì không tưới nước. Chỉ tưới cho cây ít nước vào mùa khô. Nếu tưới nhiều nước có thể khiến cây mắc bệnh thối gốc.
Kỹ thuật trồng hoa tầm xuân hồng nên lưu ý khâu cắt tỉa sao cho cây vươn nhanh và cho hoa nở đẹp quanh năm. Ảnh minh họa
Cách chăm sóc cây tầm xuân hồng
Kỹ thuật trồng hoa tầm xuân hồng tuy đơn giản nhưng khi chăm sóc nếu không biết cách cũng sẽ khiến cây còi cọc ít ra hoa. Vì thế để giúp cây phát triển nhanh, ra hoa đồng đều quanh năm. Cần thường xuyên làm sạch cỏ, xới xáo nhẹ bằng bay nhỏ.
Hoa tầm xuân không cần bón nhiều phân. Chỉ cần bón lót bằng phân vi sinh là đủ. Bên cạnh đó việc tỉa bỏ bớt những mầm, chồi nhỏ, mỗi khóm chỉ nên giữ lại 7-8 cành dài, khoẻ nhằm nâng cao chất lượng cành hoa. Cũng nên chú ý phòng trừ sâu cuốn lá, rệp muội khi cây còn non. Tránh bệnh thối gốc cho cây bằng cách không để ruộng bị úng ngập.
Tác dụng của hoa tầm xuân hồng
Trong Đông y, tầm xuân là một vị thuốc. Người ta thường thu hái hoa, quả, cành và rễ để làm thuốc. Loài hoa này có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, trừ phong, hoạt huyết, chỉ huyết, giải độc, giảm đau, lỵ, tiêu khát, ỉa chảy, đái dầm ở trẻ em…Tuỳ theo từng bộ phận của tầm xuân hồng mà tác dụng chữa bệnh cũng có những đặc điểm khác nhau. Một số bài thuốc dưới đây giúp bạn tham khảo từ cây tầm xuân hồng.
Vào mùa hè nếu bị cảm nắng, cảm nóng hãy dùng hoa tầm xuân 3 – 9g sắc uống hoặc hoa tầm xuân 5g, thiên hoa phấn 10g, sinh thạch cao 30g, mạch môn 15g, sắc uống hoặc hoa tầm xuân 10g và hoa đậu ván trắng 10g, hãm với nước sôi, chế thêm một chút đường phèn, uống thay trà.
Nếu trường hợp bị nôn ra máu và chảy máu cam dùng hoa tầm xuân 6g, bạch cập 15g và rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Đối với bệnh đái đường và viêm loét niêm mạc miệng mạn tính dùng sương đọng trên hoa tầm xuân vào buổi sớm 30 ml pha chút nước ấm uống hàng ngày. Lá tầm xuân có tác dụng sinh cơ và làm liền nhanh vết thương.
Xem thêm