Người trồng rau rất dễ rơi vào tình trạng quá háo hức với ý tưởng có một khu vườn riêng mà quên đi những điều tối quan trọng trước khi bắt đầu.
Dưới đây là một số kinh nghiệm trồng rau mà Làm thợ muốn chia sẻ để giúp ích cho việc trồng rau cũng như hoàn thiện sân vườn một cách hiệu quả nhất
1. Không trồng rau quá sớm
Tất cả những ai bắt đầu trồng cây trong nhà đều rất háo hức được thực hiện ngay lập tức. Bạn dễ dàng muốn gieo ngay lập tức gieo hạt hoặc cắm cây giống xuống đất. Tuy nhiên, sự thiếu kiên nhẫn đó sẽ vô tình làm hại cây, nếu như không chuẩn bị đầy đủ điều kiện sinh trưởng mà cây cần có, hoặc hạt giống chưa đủ thời gian để gieo trồng.
2. Chọn vị trí
Có hai yếu tố cần cân nhắc về vị trí đặt vườn:
- Nguồn nước
- Ánh sáng.
Nên chọn nơi gần nguồn nước để tiện cho tưới tiêu và chọn hướng sao cho được chiếu sáng ít nhất 6 tiếng/1 ngày.
Nếu thiếu sáng, rau sẽ sinh trưởng vất vả hơn, ít quả với những loại cây củ quả và ít vị ngọt hơn so với những cây khỏe mạnh.
3. Chú ý đầy đủ đến chất lượng đất trồng
Sai lầm thường gặp nhất của những người trồng rau trong nhà/vườn, đó là không quan tâm đúng mực đến loại đất trồng hoặc ngược lại, quá háo hức và quá chăm chút đến mức cung cấp thừa dinh dưỡng cho cây.
Lưu ý rằng tất cả các loại cây đều cần đến dưỡng chất, nhưng mỗi loại yêu cầu lượng dinh dưỡng và độ màu mỡ của đất khác nhau. Vì thế, đây là yếu tố tối quan trọng đầu tiên bạn cần nắm được trước khi muốn trồng một loại cây nào đó nếu muốn chúng sinh trưởng khỏe mạnh, đơm hoa, kết trái.
Sau khi chọn được loại đất phù hợp với cây trồng, việc chăm sóc đất thường xuyên cũng rất quan trọng để đảm bảo nguồn dinh dưỡng ổn định cho cây trồng. Đất tốt cũng nuôi dưỡng các loại vi sinh vật có lợi sống trong đất làm nguồn dinh dưỡng cho cây và hạn chế phát sinh bệnh tật của cây trồng.
4. Tưới tiêu hợp lý
Tưới nước quá ít hoặc quá nhiều cũng là một lỗi hay gặp phải tương tự sai lầm trong cách chăm sóc đất. Cây cần nước để phát triển và chuyển hóa các chất dinh dưỡng; nhưng quá ít nước, cây sẽ héo và quá nhiều nước, cây sẽ bị thối rễ. Vì thế, bạn cần nắm rõ loại rau nào cần lượng nước bao nhiêu mỗi ngày.
Cách tưới cũng rất quan trọng. Hầu hết các loại rau đều cần tưới sâu kỹ từ 1-3 lần mỗi tuần. Nếu tưới quá nông, rễ cây sẽ chỉ phát triển gần mặt đất mà không cắm sâu vào lòng đất để hút nước và chất dinh dưỡng.
5. Trồng lượng cây vừa đủ
Chúng ta đều dễ mắc phải xu hướng trồng rau nhiều hơn cần thiết dẫn đến tình trạng: quá nhiều cây trên một mảnh đất, trồng quá nhiều loại cùng một lúc, và không tiêu thụ hết chỗ rau đã trồng trong một đợt.
Trồng quá dày, các cây sẽ phải cạnh tranh nhau dinh dưỡng, ánh sáng, đất và nước. Bạn cần chú ý gieo hạt theo đúng hướng dẫn về khoảng cách cũng như nắm được khoảng cách cần thiết giữa các cây. Do không phải tất cả các hạt giống đều nảy mầm, khoảng cách gieo hạt có thể dày hơn so với khoảng cách cần thiết giữa các cây. Người trồng rau chỉ nên bắt đầu với một khoảng vườn rộng chừng 2 x 2m đến 3 x 3 m.
Người trồng không nên bắt đầu trồng nhiều loại rau cùng lúc, khó chăm sóc và khó kiểm soát sao cho tất cả các loại đều khỏe mạnh. Trước tiên nên chọn loại rau mà bạn thích, sau đó dần dần trồng thêm những loại khác hoặc dần mở rộng diện tích vườn nếu như có điều kiện.
Nếu bạn không tiêu thụ hết số rau đã trưởng thành hoặc chỗ củ quả đã chín, vẫn nhớ nên thu hoạch chúng để tránh làm tốn dưỡng chất của đất và cây.
6. Thường xuyên quan sát để phát hiện các triệu chứng bất thường
Không cần quá thận trọng hay thổi phồng các dấu hiệu nhỏ, nhưng nên quan sát thường xuyên để kịp thời phát hiện các triệu chứng bất thường. Ví dụ nhiều lá vàng, lá bị rỗ, côn trùng đẻ trứng ở mặt dưới của lá.
Xem thêm