Sự cân đối của chậu bonsai là sự đối xứng về hình dáng, kích cỡ ở bên phải và bên trái, ở trên và ở dưới. Trong nghệ thuật Bonsai điều này được tiếp cận một cách tự nhiên nhưng khó hình dung đối với người mới chơi Bonsai. Ở đây sự cân đối không phải là sự đối xứng toán học mà là sự sắp xếp nghệ thuật.
1. Số lẻ trong chậu bonsai
Số chi, số thân (trừ cây 2 thân được chấp nhận), … là số lẻ. Điều này có liên quan đến tôn giáo và văn hóa Á Đông: số lẻ tượng trưng cho sự bất tử, trường tồn và phát triển.
2. Tổng thể cây tạo thành hình tam giác
Ở cây cảnh Bonsai, tam giác này phải hiện rõ ở mặt tiền, cũng như khi nhìn nghiêng ở bất luận kiểu nào của cây Bonsai. Tam giác này do ngọn cây và bề rộng của các tàn bên dưới tạo ra.
3. Bố cục chậu bonsai phải hài hòa.
Sự hài hòa được tạo nên do 3 yếu tố:
- Sự cân đối (symmetry),
- sự cân bằng (balance)
- tỷ lệ (proportion).
– Sự cân đối là sự đối xứng về hình dáng, kích cỡ ở bên phải và bên trái, ở trên và ở dưới. Trong nghệ thuật Bonsai điều này được tiếp cận một cách tự nhiên nhưng khó hình dung đối với người mới chơi Bonsai. Ở đây sự cân đối không phải là sự đối xứng toán học mà là sự sắp xếp nghệ thuật.
– Cân bằng: Thường được hiểu là sự đồng đều về trọng lượng. Nhưng ở Bonsai sự cân bằng vẫn đạt được dù bên phải và bên trái khác nhau.
– Tỷ lệ: Đây là yếu tố quan trọng để sáng tác Bonsai. Tỷ lệ vàng được sử dụng ở đây, đó là một dãy số mà số sau là tổng của 2 số kế trước nó.
Ví dụ :1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144,….Ví dụ vị trí cành thấp nhất phải cỡ 1/3 chiều cao của cây nghĩa là cách ngọn khoảng 34cm (21+34=55),vv.
Xem thêm