Trồng và chăm sóc, cắt tỉa cẩm tú cầu ra hoa được rất nhiều người quan tâm. Xanhdecor xin chia sẻ đến quý bạn đọc Hướng dẫn trồng và chăm sóc hoa cẩm tú cầu. Cùng tham khảo và thực hiện nhé!
Cẩm tú cầu là loài hoa có xuất sứ từ Nhật Bản. Loài hoa này có cánh mỏng manh, chen chúc kề vai nhau tạo thành từng chùm tròn, thể hiện sự thành tâm, lòng biết ơn, và những cảm xúc chân thành của mình đến một ai đó.
Kỹ thuật cắt tỉa cẩm tú cầu ra hoa
1. Thời vụ cắt tỉa
Cẩm tú cầu ra hoa vào cuối xuân-đầu hè năm sau (tức là khoảng tháng 4). Nếu muốn cắt tỉa cành thì phải thực hiện từ sau khi hoa tàn, hết tháng tư và muộn nhất là giữa tháng 7.
Nếu bạn cắt sau thời điểm này, thì năm sau cẩm tú cầu sẽ không cho hoa ở những cành mới. Để ý kỹ nhé, bạn sẽ thấy những cành cẩm tú cầu mơn mởn xanh tốt nhưng không cho ra hoa, còn những cành có thân gỗ màu nâu lại có những nụ hoa bé bé úp giữa hai lá non. Bạn phải ghi nhỡ kỹ điều này nếu muốn mỗi cành cẩm tú cầu là một bông hoa vào mùa hè năm sau.
2. Kỹ thuật cắt tỉa cẩm tú cầu
Trong mùa Đông, trể nhất là đầu Xuân (tỉa muộn thì năm đó không có hoa). Nếu không biết chắc thời điểm thích hợp để tỉa cành thì cứ giử yên chờ hết mùa hoa thì cắt bỏ hoa đã tàn.
Nếu cành cao thì cắt tỉa ở đốt lá thứ 6 đếm từ hoa xuống gốc. Cắt tỉa bớt tuỳ chiều cao của cây. Cắt tỉa quá nhiều sẽ giảm hoa vào mùa sau.Chừa lại những cành mùa trước không có hoa (để được hoa vào mùa mới) (tháng 3,4,5 là mùa thu ở Úc, tỉa cành vào tháng 3-4).
Cắt cành
Kể cả ở xứ lạnh thì cẩm tú cầu vẫn phải cắt cành. Có hai mục đích cho việc này.
- Thứ nhất là dưỡng sức. Vào mùa đông xứ lạnh có tuyết, ko cây nào phát triển được mà bắt buộc phải “ngủ đông” (phần lá trên bề mặt đất rơi rụng, cành teo tóp, phần rễ bên dưới vẫn sống, phát triển chậm). Lúc đó cây chỉ đủ sức duy trì được bộ rễ, hydrangea với lá quá to, cành dài rất dễ toi đời. Vì vậy buộc phải tỉa ngắn lại ( thường nếu lạnh quá, phần ngọn dễ bị héo, thối, lan dần xuống phần thân).
- Thứ hai là để kích thích mầm mới phát triển. Đừng bao giờ tiếc khi tỉa cành. Hãy tự AQ rằng cành mới mọc lên sẽ khỏe, đẹp, nõn nà hơn cành cũ rất nhiều. Sở dĩ như vậy là vì tỉa cành khiến các mầm mới sẽ tụ ở gốc, gần với nơi cung cấp dinh dưỡng hơn. Các mầm béo mập bao giờ cũng là mầm gốc, ko phải mầm bé xíu lại còn có nguy cơ tịt như ở nách lá (ở cành). Ở xứ lạnh thì đến mùa xuân cây cối bao giờ cũng phát triển mạnh mẽ, làm thành một bức tranh đối lập hẳn so với mùa đông
Cách tỉa
Bỏ các nhánh nhỏ dư thừa, các nhánh chột, giữ các cành chính. Không tỉa sát gốc. Nhìn các mụn chồi đã xuất hiện trên cành mà lựa lựa độ dài thích hợp cho cây của mình.
3. Chăm sóc sau cắt tỉa cẩm tú cầu
Chế độ phân bón:
Cẩm tú cầu nên được bón phân vi sinh. Định kỳ 20 ngày một lần. Phân vi sinh Quế Lâm, 20 ngày bón 1 lần. Phân bò Tribat bổ sung vào đất, xới tới lớp đất mặt và trộn đều. 1 tháng dùng 1 lần.
Sau khi cắt tỉa nên bón thêm đạm, 1 tuần phun một lần cho cây mau ra rễ, mập chồi, rễ đâm mạnh. Sử dụng phân bón lá Đầu trâu 501
Chế độ nước tưới:
Mùa hè tưới 2 lần, mùa đông tưới 1 lần.
Chế độ ánh sáng:
Sử dụng dàn có mái chè, ánh nắng lốm đốm vào mùa hè. Cẩm tú cầu không chịu được nắng gắt vào mùa hè, nhanh héo rũ.
Rễ cẩm tú cầu có xu hướng đâm mạnh ra bên ngoài. Bạn nên chuẩn bị một chậu có lỗ đục hơi to một chút, hạn chế di chuyển vị trí cây. Nếu thỉnh thoảng bạn có bỏ quên cây thì khi nhấc chậu lên bạn sẽ thấy rễ cây mọc rất tốt, đâm xuyên qua phần lỗ chậu đục. Như vậy cây sẽ tận dụng được nguồn dinh dưỡng bên ngoài, bộ rễ phát triển tốt.