Hướng dẫn thực hành sử dụng phân trung lượng Magie



Nhu cầu bón magie ngày càng bộc lộc rõ do nhiều lý do tương tự S (lưu huỳnh)


Ở nước ta vấn đề ngày càng đáng chú ý hơn. Do điều kiện thời tiết mưa nhiều, các cation như Ca, Mg, Na rửa trôi mãnh liệt, gây sự thiếu trầm trọng hơn.


Vai trò sinh lý của magie


Hàm lượng magie trong cây cần bằng lưu huỳnh và cao hơn lân. Số lượng magie trong một tấn thóc còn cao hơn lưu huỳnh. 1 tấn thóc có chứa 3.99kg MgO. Trong 1 tấn lúa mình có 2kg MgO và nếu tính cả rơm rạ là 3,5 kg MgO.


Vai trò của magie vừa là vai trò của yếu tố cấu tạo (cấu tạo nên sắc tố) vừa là yếu tố gây tác động đến các quá trình chuyển hóa như các vi lượng. Nó là thành phần của các enzim hoặc có tác dụng xúc tác hoạt động của các enzim. Vì vậy yếu tố magie thường được đưa vào hỗn hợp các phân vi lượng. Trong trường hợp này nó nên được xem là loại phân sinh hóa.


Các tác dụng chính của magie đến đời sống của cây trồng có thể kể ra như sau:


1. Là thành phần cấu tạo của clorofin, và của các xantofin và caroten, do đó ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp, tính chống chịu và chất lượng sản phẩm.


2. Ảnh hưởng đến sự tạo thành gluxit, chất báo, protit do tác động đến quá trình vận chuyển lân trong cây.


3. Ảnh hưởng đến quá trình hút lân, vận chuyển lân và tạo thành các hợp chất lân dự trữ như estephotphoric, phytin.


4. Ảnh hưởng đến sự tạo thành các lipit. Hiện tượng này có thể do tác động đến sự vận chuyển các hợp chất có chứa lân.


5. Magie làm tăng tính trương nước của tế bào do đó tăng tính giữ nước của tế bào giúp cho cây chống hạn.


6. Magie có tác dụng đối kháng với cation khác (Ca2+, NH3+, K+, v.v…) do đó giữ được pH thích hợp trong cây giúp cây chịu chua.


7. Một tác dụng đáng chú ý của magie là tạo được sự cân đối Ca, làm cho chất lượng của sản phẩm chăn nuôi tốt hơn trách nhiệm tránh bệnh uốn ván cho cỏ.


Vì vậy magie là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, tính chống chịu và phẩm chất nông sản.


Phân trung lượng Magie


Magie giúp cho sự vận chuyển đường bột về các cơ quan dự trữ của cây vì vậy cung cấp đủ magie là cho củ hạt nhiều bột, mía nhiều đường, quả ngọt hơn. Magie làm tăng hiệu quả phân lân và phân đạm, tăng sự tổng hợp protein làm tăng tỷ lệ protein trong hạt cây họ đậu. Magie cần cho sự hình thành chất béo, có lợi cho cây lấy dầu (lạc, vừng, đậu tương, cọ dầu, dừa v.v…). Magie cần cho sự hình thành tinh dầu có lợi cho cây lấy tinh dầu (bạc hà, sả, hương nhu, bạch đàn cánh kiến), cây kích thích (thuốc lá, cà phê, chè, cacao). Magie cần cho sự hình thành nhựa mủ (cao su, thông nhựa sơn). Tỷ lệ magie cao trong hạt củ quả và thức ăn gia súc làm cho giá trị nuôi dưỡng người và gia súc tăng lên.


Người ta đã phát hiện hiện tượng cỏ chăn nuôi thiếu magie do nhiều năm bón kali gây ra bệnh uốn ván cho bò, cừu ăn các loại cỏ đó.


magie ảnh hưởng đến chất lượng lá dâu cho tằm ăn. Dâu được bón đủ magie lá dày hơn, tằm ăn ít bệnh, dày kén, tơ dài và bền hơn.


Hiện tương thiếu magie thường biểu hiện trước tiên ở các lá già. Lá bị mất màu xanh. Phần thịt lá mất màu trước. Không giống như thiếu kali, sự mất màu xanh bắt đầu ở mép lá, sự mất màu xanh do thiếu magie xuất hiện trước tiên ở phần thịt giữa các gân lá tạo thành các đốm vàng rất rõ: Sau một thời gian phần đó chết đi và lá rụng sớm. Hiện tượng lan dần lên các lá phía trên nếu thiếu trầm trọng.


Lá cây có triệu chứng thiếu Magie


Một số hình ảnh cây thiếu Magie


Đốm vàng là do sự tạo thành anthoxyan, nên nhiều khi lá chuyển sang màu vàng đỏ. Đối với cây dứa thiếu magie, các lá phía dưới xuất hiện màu vàng, sau đó lá héo queo lại như bị luộc, vì vậy được gọi là bệnh luộc lá dứa. Bệnh này thường xuất hiện trong mùa rét và khô hanh, có thể là do điều kiện rét và khô hanh làm cho sự hút magie khó khăn hơn và hoạt động các enzim yếu đi. Đối với cây ngô, mép lá cây thiếu magie hơi gợn sóng, giữa các gân lá thứ cấp vẫn có màu vàng, tạo thành các sọc xanh vàng rất rõ.


Đối với lạc và đậu tương, gân lá nhỏ nên hiện tượng vàng gần như toàn lá, và chỉ có những vết hoạc thư trên lá biểu hiện rõ.


Hiện tượng thiếu magie thường xuất hiện ở giai đoạn cuối của cây.


Cần chú ý đảm bảo các nhu cầu magie cho các loại cây sau đây:


1. Cây hòa thảo: ngô, lúa, lúa mì


2. Cây họ cà: cà chua, khoai tây


3. Cây họ thập tự


4. Cây họ đậu


5. Cây ăn quả: dứa, cam quýt, nho


6. Cây lấy tinh dầu và nhựa mủ


Khả năng cung cấp magie từ đất cho cây trồng


Lượng magie trong đất thay đổi rất lớn từ 0,01% đến 3%. Phần lớn magie trong đất là từ đá mẹ như biotit, clorit, secpentinit, olivin phong hóa ra và ở dạng các muối silicat và cacbonat không hòa tan. Chỉ có 2-10% tổng số đó hòa tan trong nước và hấp thu trong khoáng sét. Lượng magie trong đất thay đổi theo đá mẹ hình thành ra đất. Đất do secpentinit, dolomit phong hóa có nhiều magie. Đất phù sa nhiễm mặn cũng có nhiều magie hơn các loại đất khác.


Đất bị xói mòn


Đất bị xói mòn thường nghèo Magie


magie trong đất dễ di động nên cũng dễ bị rửa trôi. Lượng magie trong đất thay đổi theo điều kiện khí hậu, nhiệt độ lượng mưa. Các yếu tố này gây ảnh hưởng đến sự phong hóa và rửa trôi. Đất vùng nhiệt đới ẩm, mưa nhiều thương chua, nghèo magie hơn đất ôn đới. Đất canh tác lâu đời, bào mòn và rửa trôi mạnh nghèo magie hơn đất mới khai phá. Đất cát khả năng hấp thu kém nghèo magie hơn đất thịt. Sự thay đổi lượng magie tổng số cũng như magie trao đổi được theo thành phần cơ giới của đất (đất nặng nhẹ) rất rõ rệt. Đất cát trung bình có 0,08% MgO trong đó có 5 mg MgO trao đổi. Đất thịt trung bình có trung bình 0,11% MgO trong đó có 7mg MgO trao đổi. Đất sét có trung bình 0,19% MgO trong đó có 12mg MgO trao đổi. Nhu cầu bón magie thay đổi theo tính chất đất. Có loại đất cung cấp đủ magie không cần bón. Cũng cần lưu ý có những trường hợp đất thừa magie đến mức gây độc. Hiện tượng này hiếm thấy, chỉ đôi khi bắt gặp ở đất phát triển trên đá secpentinit.


Có sự liên quan khá rõ giữa độ chua trong đất và hàm lượng magie. Ion H+ đẩy magie ra khỏi phức hệ keo đất và làm nghèo magie. các loại đất chua thường thiếu Canxi và magie.


Magie do bị cuốn theo nước thấm sâu mà mất. Con số ước tính ở vùng đất có tưới từ 25-28kg/ha. Ở vùng nhiệt đới con số có thể còn lớn hơn. Sau nhiều năm trồng trọt có tưới, ở vùng mưa nhiều nhu cầu bón magie ngày càng lộ rõ.


Đất có bón nhiều kali, bón các loại phân đạm có chứa ion amon, bón muối, các ion hóa trị I này thay thế magie trong hệ hấp thu của đất làm tăng sự rửa trôi kali. Mặt khác có sự đối kháng giữa sự hút magie với các ion kali, canxi, khi có nhiều kali, canxi trong hệ hấp thu cây hút ít magie. Nhu cầu bón magie sẽ thể hiện khi thâm canh bón vôi cải tạo đất và bón nhiều phân kali.


Người ta thường xác định nhu cầu bón magie dựa theo hàm lượng magie trao đổi trong đất. Tuy nhiên phương pháp này cũng không phát hiện nhu cầu bón magie chính xác lắm vì các lý do sau đây:


– Có sự chuyển trả lại từ dự trữ trong đất. Sự chuyển trả này thay đổi theo đất.


– Có sự hấp thu và giữ chặt Mg trao đổi.


– Sự cung cấp nhiều hay ít còn tùy thuộc tác dụng đối kháng của các in khác: kali, canxi, amon.


Các nhận xét cây trồng trên đồng ruộng và đoán định theo điều kiện địa lý thổ nhưỡng (lượng mưa, địa hình và thành phần ở cơ giới của đất) có thể cho kết quả chính xác hơn.


Nguyên nhân hiện tượng thiết magie xuất hiện muộn và dự kiến tình hình xuất hiện sự thiếu magie.


Cũng như S, sự thiếu magie chưa xuất hiện rộng rãi. Nguyên nhân của hiện tượng này như sau:


* Nguồn cung cấp tự nhiên không ít: Có những loại đá mẹ có nhiều magie đến mức có thể gây độc như trên đất phát triển từ đá secpentinit và trên đất thường có sự xâm nhập của nước biển. Trong phân chuồng có chứa từ 0,5-4,5kg MgO/tấn. Sự thay đổi rất nhiều phụ thuộc vào hàm lượng magie trong đất độn dùng để độn chuồng và trong thức ăn gia súc. Cây trồng trên đất nghèo magie chứa lượng magie thấp nên trong phân chuồng và xác hữu cơ hoàn trả lại cho đất thấp. Người ta cho răng nếu đất đã nghèo magie thì dùng phân chuồng không có khả năng làm giàu thêm magie cho đất. Magie cũng cso thể được đưa vào đất từ nước tưới với số lượng hàng năm không nhiều lắm. Nước ngầm ven biển có chứa có chứa Na và Mg. Từ nước mao quản và từ nước mặt, các ruộng vùng ven biển được cung cấp một lượng magie khá cao. Nước mưa các vùng ven biển cũng có thể đưa vào đất một lượng magie từ 5-15kg MgO/ha/năm.


* Số lượng lấy đi trong sản phẩm hằng năm không nhiều


Số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch nếu năng suất thấp không nhiều lắm. Con số ước tính như sau:

Có thể bạn quan tâm :   Kỹ thuật sử dụng phân bón an toàn








 


Nếu không trả lại tàn dư


Nếu trả lại tàn dư


Khoai tây


20kg MgO/ha


18 kg MgO/ha


Đậu tương


30


10


Ngô


25


8,3


Trong 1 tấn thóc và rơm rạ có 3,99kg MgO, còn riêng 1 tấn thóc có 1,49 kg MgO.


* Trong các loại phân bón được sử dụng như phân lân nung chảy, photphat cứt sắt và voi tro thảo mộc đều có chứa lượng magie cao. Trong phân lân nung chảy Văn Điển và Ninh Bình có chứa 15%MgO, như vậy bón 60kg/ha P2O5 (360kg phân) có thể cung cấp cho cây 54 kg MgO một lượng MgO đủ để đảm bảo cân bằng magie. Trong photphat cứt sắt có 2-5% MgO, trong photphat tự nhiên có 0,7% và supe lân 0,5%MgO. các loại phân kali có nhiều loại có chứa magie. Trong phân Kali magie có 18% MgO, patent-kali có 8% MgO. Khi bón vôi, tùy thuộc nguồn gốc của đá dùng để nung vôi mà vô tình chúng ta cũng cung cấp lượng magie khác nhau. Tỷ lệ Mg trong đá vôi thông thường từ 0-0,9% còn trong Dolomite có thể từ 9,3-20%. Tro thảo mộc chứa toàn bộ lượng magie trong cây. Đốt cỏ khi khai hoang không làm mất magie. Trong cho chứa hàm lượng magie khá, nhưng cũng như đã nói trên, cây trồng ở vùng thiếu magie, tro chứa hàm lượng magie thấp. Không có hy vọng dùng tro để sửa chữa lại sự thiếu hụt về magie của các cảnh quan thiếu magie.


Tuy nhiên gần đây nhu cầu bón magie được chú ý hơn ngoài các lý do số lượng lấy đi trong sản phẩm thu hoạch tăng lên, nguyên nhân được chú ý nhiều hơn là các nguyên nhân sau đây:


– Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều các catinon kiềm như canxi, magie bị rửa trôi ra khỏi đất. Con số bị rửa trôi ngày được xúc tiến khi dùng nhiều loại phân đạm amon và kali. Các ion amon và kali đẩy ion magie ra khỏi hệ phức hấp thu làm cho dễ dàng bị rửa trôi. Ion canxi cũng có thể thay thế magie trong hệ hấp thu. Khi bón vôi, bón kali thường dẫn đến sự thay đổi cân bằng canxin, magie natri trong đất làm cho sự cung cấp magie của đất trong cây kém đi.


– Chăn nuôi phát triển, số lượng gia súc ngày càng cao cũng đòi hỏi dùng nhiều magie hơn. Vùng đồng cỏ nuôi bò sữa càng cần chú ý bón thêm magie. Một con bò sữa cho 25 lít 1 ngày cần 75 – 100kg MgO. Nếu hàm lượng magie trong máu gia súc không đủ, gia súc có thể bị co giật thường gọi là bệnh kinh giãn hay bệnh uốn ván do cỏ.


– Đòi hỏi của phẩm chất nông sản ngày càng cao.


Gần đây hiện tượng thiếu magie đã xuất hiện gây bệnh ở nhiều nơi. Điển hình nhất là hiện tượng héo lá dứa (còn gọi là luộc lá dứa). Sau nhiều năm bón kali cho dứa, đã làm magie trong đất bị kiệt quệ dẫn đến hiện tượng thiếu magie. Hiện tượng thiếu magie cũng thấy rõ ở các vùng chồng mía thâm canh bón nhiều đạm và kali. Các kết quả nghiên cứu cho thấy bón magie hoặc phân lân có chứa magie như phân lân nung chảy làm tăng năng suất đồng thời làm tăng phẩm chất mía. Hiện tương thiếu magie cũng thấy rõ trên các vùng trồng dâu, đặc biệt là dâu đồi và dâu trồng trên đất cát Hà Sơn Bình và Thái Bình. Bón magie hoặc thay thế bằng phân lân nung chảy có chứa magie không những tăng năng suất dâu mà còn giảm tằm bị bệnh, tăng tỷ lệ làm kén, tăng độ dày kén, độ dài và độ bền sơi tơ và tỷ lệ trứng tằm thụ tinh. Hiệu quả bón magie thể hiện rõ đối với lạc, đậu tương, ngô trồng trên đất cát và đất phù sa bạc màu. Trên vùng đất này các cây nói trên cũng cần lưu huỳnh. Bón phối hợp phân lân nung chảy và supe lân cho hiệu quả tốt.


Nhiều vùng cảnh quan nông nghiệp nước ta thiếu magie và cần được chữa bằng cách bón các loại phân hóa học hoặc các loại vôi có chứa magie. Có thể kể ra sau đây.


– Vùng đất đồi bị thoái hóa do đốt nương làm rẫy trồng trọt không hợp lý, canxi và magie bị rửa trôi. Đáng chú ý hơn là các loại phát triển như đá granit.


– Vùng đất bạc màu và đất xám.


– Vùng đất cát ven biển.


– Vùng đất phù sa thành phân cơ giới nhẹ.


* Các giải pháp để đảm bảo nhu cầu magie cho cây.


Trừ trường hợp đất cát và đất phát triển trên đá cát, các loại đất khác ban đầu đều giàu magie. Sau nhiều năm trồng trọt không hợp lý, đất bị rửa trôi xói mòn làm cho magie nghèo kiệt dần. Để bảo vệ magie cũng như các loại cation khác cần chú ý các biện pháp chống xói và phủ kiens mặt đất bằng thảm thực vật trong mùa mưa. Áp dụng hệ thống canh tác có hoàn trả hữu cơ cũng có tác dụng duy trì độ phì về magie của đất. Ngoài ra nên áp dụng các biện pháp sau đây:


1. Thay thế phân supe bằng lân nung chảy Văn Điển hay Ninh Bình hoặc dùng loại supe lân có chứa magie như supe lân M. Thay thế cấc loại phân có chứa kali bằng cấc loại phân có chứa kali magie.


2. Dùng các dạng vôi có chứa magie như dolomite, secpentin bón vào đất.


Dolomite là loại đá vôi có khá nhiều ở nước ta. Tỷ lệ magie trong dolomite nước ta trình bày trong bảng sau:










 

Tỷ lệ %

CaO/MgO

CaO

MgO

Đá vôi dolomite A

54,7 – 42,4

0,9 – 9,3

90/10

Đá vôi dolomite B

42,4 – 31,6

9,3 – 17,6

75/25

Dolomite

31,6 – 30,2

17,6 – 20

60/40

Đá vôi

56,1 – 54,7

0 – 0,9

 


Có thể dùng  ở dạng MgO (dolomite nung) hay MgCO3 (dolomite nghiền). Tỷ lệ MgO trong dolomite nung cao hơn dolomite nghiền. Tỷ lệ MgO trong một số dolomite nung như sau:


Nung từ dolomite: 29,3 – 33,3% MgO


Nung từ đá vôi dolomite A 1,5 – 5,5% MgO


Nung từ đá vôi dolomite B 15,5 – 29,3 MgO


Secpentin là loại khoáng silica magie có chứa 2Mg.2SiO3.2H2O hay Mg3H42O9, ngoài ra còn có MgSiO3 và một ít hợp chất sắt. Hàm lượng MgO là 18-25% và SiO2 là 40-48%.


Secpentin có thể dùng để trộn với supe lân hoặc nghiền bón trực tiếp.


Secpentin là hợp chất khó hòa tan, hiệu quả không thực hiện ngay tức khắc như dolomite hay magie sunphat.


Ngoài ra người ta còn có thể dùng quặng Dunit và Kiserit.


Dunit Mg2SiO4 + Fe2SiO4 là loại quặng chứa 24-28% MgO 35-39% SiO2 và 3-8% FeO.


Mg2SiO4 không hòa tan trong nước, nhưng Mg có thể trao đổi với ion H trong phức hệ hấp thu, vừa khử chua vừa làm giàu Mg.


Kiserit (MgSO4.H2O) và magie sunphat (MgSO4.7H2O) là hai loại muối hòa tan.


Trong Kiserit có chứa 29,13% MgO, magie sunphat có chứa 16,2% MgO.


Hai loại này có thể dùng phun lên cây hoặc hòa vào nước tưới vào đất hoặc trộn với phân lân để bón.


3. Phun magie lên lá. Biện pháp phun magie lên lá thường sử dụng với hai mục đích khác nhau: Cung cấp kịp thời magie khi có hiện tượng thiếu magie nghiêm trọng và cung cấp magie vào thời kỳ nhất định để xúc tiến các quá trình sinh hóa trong cây.


Trường hợp đầu phun thường chỉ giải quyết cấp thời lượng cung cấp không đủ, kèm theo nên tưới bằng dung dịch có chứa magie và sau đó sử dụng các loại phân có chứa magie để đảm bảo cung cấp magie lâu dài.


Trường hợp sau chỉ cần phun với nồng độ 1-2% MgSO4 phun 4-5 lần lên lá vào thời kỳ được chỉ định.


Magie có thể sử dụng trộn để phun cùng thời với các vi lượng khác và chát điều hòa sinh trưởng. Sử dụng hỗn hợp magie với lân và kali thường có lợi cho cây ăn quả và cây lâu năm.


Trong trường hợp có bệnh uốn ván do cỏ thiếu magie người ta có thể trộn MgSO4 vào thức ăn cho gia súc.


Trước đây người ta ít chú ý đến với đề bón magie và chỉ trong trường hợp yếu tố này thiếu đến mức gây hại như sự thiếu Mg gây ra bệnh héo lá dứa ở một số nông trường trồng dứa. Không nên chờ đến lúc thể hiện bệnh mới chữa trị, vì năng suất và phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất đã bị tổn hại. Ở vùng nhiệt đới mưa nheiefu nên chú ý bổ sung canxi và magie thường xuyên cho đất bằng các loại đá vôi chứa magie, phân lân nung chảy bón từng vụ.


Tất cả các loại phân bón có chứa magie đều được bón lót.


Có sự liên quan khá rõ giữa độ chua trong đất và hàm lượng magie. Ion H+ đẩy magie ra khỏi hệ keo đất và làm đất nghèo magie. Các loại đất chua thường thiếu Canxi và magie.


Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996. (GS Võ Minh Kha)

Nguồn: camnangcaytrong.com