Sung thường được làm cây cảnh, tạo thành rất nhiều thế bonsai đẹp. Trong chơi cây thế hiện nay, người ta ưa chuộng chơi bộ tam đa (cây đa, cây sung, cây lộc vừng). Vì quan niệm ba cây này biểu hiện sự an khang thịnh vượng và trường sinh hay “Phúc, lộc, thọ”. Bộ ba “đa, sung, lộc vừng” phù hợp với nhiều đối tượng chơi cây cảnh.
Cây sung thuộc thân mộc, có vỏ dày có mủ cùng họ với cây cao su nên chiết rất nhiều và rất lâu ra rễ và rất khó chiết, nhất là chiết những cành to có đường kính từ 10 cm đến 30 – 40 cm và cành có nhiều vấu. Tuy nhiên nếu biết chiết cây sung đúng kĩ thuật thì tỉ lệ sống rất cao
Sau đây, làm thợ xin chia sẻ đến mọi người cách chiết cây sung đem lại hiệu quả cao cho cây chiết
1. Đặc tính của cây sung
– Là cây thân gỗ, thường xanh, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 6-10 m với thân to cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe. Cũng giống như nhiều loại cây trong họ Moraceae, vỏ cây có chứa các ống nhựa mủ với màu trắng sữa, dẻo cùng với gỗ khá mềm.
– Để sinh trưởng và phát triển, sung yêu cầu điều kiện nóng ẩm của vùng nhiệt đới, song có tính chịu hạn và khô cũng như lạnh khá cao.
Khi bị khô hạn hoặc lạnh các điểm sinh trưởng của thân, cành được bao bọc bằng các lá vảy và do đó tăng sức chịu đựng của cây. Vì vậy, cây sung phân bố rất rộng, đặc biệt ưa ẩm cả về đất lẫn không khí, phát triển tốt ở nơi có nước và độ ẩm cao, như ven hồ, sông ngòi hoặc trong bồn chậu non bộ.
– Là cây ưa sáng song sinh trưởng kém khi ánh sáng gay gắt, cường độ ánh sáng thấp khi đó lá mỏng, ít phân cành và các cành nhánh phân dài. Sung không kén đất, thích hợp với nhiều loại đất miễn là đất không bị khô hạn.
2. Chuẩn bị
3. Thời vụ
Chiết cây sung thì nên làm vào cuối mùa đông đầu xuân – tức từ tháng 12 trở đi
4. Tiến hành chiết cây sung
– Chọn cây sung: Nên chọn cây sung tia, vì sung tía sai quả, nhiều chùm, quả dày, có sức sống cao, chịu hạn, cành mập thường có nhiều mắt, nhiều vấu nên dễ làm gốc thế. Nếu không có thì dùng sung trắng cũng được.
– Chọn cành chiết từ 3 đến 4 năm trở lên – cành có đường kính từ 10 cm đến 30 – 40 cm có nhiều vấu theo ý mình để sau này làm gốc cây thế.
Khi chọn xong phải dùng cưa hay dao cắt bớt những cành nhánh không cần thiết, chỉ để lại những vấu hay cành theo yêu cầu gốc thế của mình.
– Tiến hành khoan vỏ từ tháng 12 – chiều dài vết khoanh vỏ từ 4 đến 10 cm tùy theo cành to hay vừa.
– Nếu những cành to, có nhiều vấu, nhiều chi thì dùng tràng thợ mộc khoanh vỏ và đục sâu vào phần gỗ từ 0,5 đến 1 cm, cho thật đau để kích cho cây mau ra rỗ sẹo, khoanh vỏ tháng 12 hay tháng 1 thì sau 1 đến 2 tháng sẽ bỏ bầu lần thứ nhất.
– Dùng rơm khô trộn với bùn ruộng lúa hay bùn sông để 1 đến 2 ngày cho bùn nhào rơm khô dẻo để bỏ bầu. Bầu to bằng thùng gánh nước hay bằng trống cái loại vừa.
– Sau 1 đến 2 tháng bàu khô ải, bó lần thứ hai.
– Lần này dùng bùn nhão trát bên ngoài bầu và dùng giấy PE hoặc áo mưa cũ, cuốn lại thật kín và thật chặt, dùng dây PE cuốn chặt bầu.
– Nếu bó bầu tháng 2 hay tháng 3 thì đến tháng 6 hay tháng 7 sẽ cắt được.
– Chiết sung làm rất công phu nhưng tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
– Chiết ruối để làm cây thế cũng làm như chiết sung hoặc ruối bằng giâm hoặc chiết chỉ sau 1 đến 2 năm là ta có cây thế đẹp.
5. Chú ý
– Cây sung là cây dễ tính không đòi hỏi chăm sóc đặc biệt, song để có một cây sung đẹp, phân nhiều cành, lá nhỏ và cành không vươn dài cần chú ý cắt tỉa cành lá, uốn thân cành theo dáng thế mong muốn và bón lân cho cây.
– Nước là yếu tố chủ yếu ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, vì vậy có thể điều tiết lượng tưới và số lần tưới nước để khống chế sinh trưởng của cây.
– Để cho thân cây sung mau lớn, ngoài cắt tỉa cành lá người ta còn chú ý băm bỏ gốc và thân cây vào tháng 9 -10 hàng năm.
– Cây sung không có yêu cầu đặc biệt về phân bón, trong 1 năm tưới thúc cho cây 1 – 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.