Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ bằng củ giống dễ nhất


Khoai mỡ là loại cây ăn củ giàu dinh dưỡng được trồng dễ dàng bằng cách đem củ giống mọc mầm trồng xuống đất kích thích sự tăng trưởng mới. Khoai mỡ tùy vào các vùng miền khác nhau còn được gọi là khoai tía, khoai tím, khoai vạc,… được dùng để chế biến nhiều món ăn quen thuộc như canh khoai tím, luộc, chiên, làm bánh. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giảm cân, giúp kiểm soát được đường huyết trong máu, chống viêm nhiễm, giảm đau bụng, đau thần kinh, chống căng cơ, chuột rút…

Hãy thử ngay cách trồng khoai mỡ đơn giản ngay tại nhà qua các bước dưới đây:

Khoai mỡ hay còn gọi là khoai tía, khoai tím, khoai vạc

Chuẩn bị vật liệu cần thiết

– Củ khoai mỡ làm giống

– Chậu, thùng xốp… hoặc mảnh đất trống sau vườn

– Hỗn hợp đất trồng giàu dinh dưỡng

– Bay, cào làm đất chuyên dụng (Mua tại đây)

– Phân trùn quế (Mua tại đây)

Chuẩn bị vật liệu trồng khoai mỡ

Cách trồng khoai mỡ đúng kỹ thuật

– Bước 1: Chuẩn bị vật liệu trồng.

Chọn loại thùng có độ sâu 60-100cm, dưới đáy đục lỗ thoát nước. Trộn đất với phân bò hoai mục, phân gà, phân trùn quế, vỏ trấu, xơ dừa, than bùn, mùn hữu cơ… Nên bón lót với vôi rồi phơi ải từ 7 – 10 ngày trước trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Sau 5-6 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch khoai mỡ

– Bước 2: Chọn củ giống 

Chọn củ giống có thời gian sinh trưởng từ 5 – 6 tháng tuổi, đạt từ 1 kg trở lên, đồng đều, không xây xát, không sâu bệnh phá hại.

Khoai mỡ là loại cây ăn củ giàu dinh dưỡng

– Bước 3: Xử lý củ giống kích thích mọc mầm

Dùng dao cắt thành từng đoạn 5cm để tạo giống. Sau đó chấm mặt cắt của miếng khoai mỡ vào xi măng khô hoặc bột vôi để củ giống không bị thối.

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ bằng củ giống dễ nhất

Sau đó củ giống được đem đi ủ tro. Trải một lớp tro mỏng rồi xếp mục giống lên mặt tro, sau đó đổ thêm lớp tro phủ lên mục giống.

Sau khi ủ 2 – 3 ngày thì tưới nước một lần. Chú ý không tưới nhiều nước gây ẩm ướt sẽ khiến mục khoai bị thối, nhưng nếu quá khô sẽ khiến mục khoai lâu mọc mầm. Kiểm tra nếu mục khoai nào bị thối thì phải mang ra xử lý.

Có thể bạn quan tâm :   Cách để ngăn chặn bệnh cháy lá khoai tây

Sau 20 – 30 ngày ủ tro thì mầm khoai mỡ sẽ mọc mầm khoảng 3 – 5cm, lúc này có thể mang đem ra trồng.

Hướng dẫn cách trồng khoai mỡ bằng củ giống dễ nhất

– Bước 4: Tiến hành trồng củ giống khoai mỡ

Trong chậu hoặc thùng xốp đã đổ đầy đất, đào lỗ sâu 2 – 3cm, cho lớp tro trấu xuống rồi đặt mầm khoai xuống dưới. Chú ý đặt mầm khoai quay xuống đáy lỗ. Trồng mỗi mục giống cách nhau 60cm, mỗi hàng cách nhau 50cm. Sau khi trồng phủ lớp đất mỏng lên và phủ rơm rạ lên để giữ ẩm. Tiến hành tưới nước 2 ngày 1 lần.

Cách trồng khoai mỡ bằng củ giống

– Bước 5: Chăm sóc

Sau khi trồng mục giống khoảng 15 ngày thì nên tưới kali pha loãng để khoai phát triển thân lá nhanh hơn. Trồng khoai mỡ chủ yếu bón phân chuồng ủ mục kết hợp NPK bón theo 3 đợt. Giai đoạn sau khi trồng mục giống khoảng 1 tháng thì tiến hành bón phân chuồng hoại mục. Tiếp tục bón thêm 2 đợt tiếp theo, mỗi đợt cách nhau 1 tháng.

Bạn cũng phải thường xuyên làm cỏ và vun xới cho khoai. 

Khoai mỡ

Thu hoạch

Sau 5-6 tháng là có thể bắt đầu thu hoạch khoai mỡ. Trước khi thu hoạch 1 tuần nên tưới thêm nước để đất mềm dễ thu hoạch. Cắt toàn bộ thân lá cách gốc 10 – 15cm để củ khoai mỡ không bị trầy xước. Khi bảo quản khoai mỡ cần chọn nơi khô mát.

Khoai mỡ tác dụng giảm cân, giúp kiểm soát được đường huyết trong máu

Xem thêm