Để cây trong phòng tắm, phòng vệ sinh cần lưu ý gì ?


Đặt cây xanh trong phòng tắm, phòng vệ sinh một cách thuận lợi, không ảnh hướng tới sinh hoạt con người và tuổi thọ của cây cũng cần một số hiểu biết nhất định. Nếu bạn chưa biết, 5 lưu ý sau đây có thể giúp bạn tránh được hậu quả đáng tiếc và lựa chọn loại cây phù hợp nhất!

1. Loại cây nào phù hợp với phòng tắm?

Không gian phòng tắm vốn là nơi có độ ẩm rất cao, thường có mùi hôi và ít ánh sáng tự nhiên. Bởi vậy, loại cây cảnh đặt tại đây phải đáp ứng được các yêu cầu như không cần nhiều nắng, sức sống dai và khỏe, có chức năng khử mùi tự nhiên, không rụng lá nhiều gây mất vệ sinh…

Vạn niên thanh, vạn niên thanh thủy sinh, vạn niên thanh để bàn
Vạn niên thanh thủy sinh để bàn

Hầu hết các chuyên gia đều khuyến khích mọi người nên lựa chọn các loại cây có kích thước nhỏ bé, dáng cây bụi khum tròn hoặc nhánh lẻ để dễ dàng di chuyển, chăm sóc và vệ sinh. Các loại cây to cần chậu lớn sẽ choán nhiều không gian và khí oxi trong một nơi vốn hạn chế các yếu tố này như phòng tắm.

llan ý thủy sinh, lan ý để bàn
Lan ý thủy sinh để bàn

Các loại cây như vạn niên thanh, lan ý, lưỡi hổ hoặc cây họ tre như trúc cảnh đều có thể đặt trong phòng tắm. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các loại cây sống dưới nước, tuy cần chăm sóc cầu kỳ, nhưng rất đẹp mắt và có mùi thơm dễ chịu như hoa súng, thủy tiên…

2. Dáng chậu và vật liệu nào sẽ phù hợp với phòng tắm của bạn?

Sau khi chọn được cây cảnh phù hợp, bạn cũng cần lưu ý đến loại chậu cây dành cho chúng. Màu sắc và vật liệu của chậu cây cảnh có thể tôn thêm vẻ đẹp hoặc phá hỏng hoàn toàn tổng thể phòng tắm gia đình bạn.

hồng môn, cây hồng môn để bàn, cây hồng môn đẹp, cây hồng môn phong thủy, chăm sóc cây hồng môn,
Cây hồng môn để bàn

Đối với các phòng tắm sử dụng nhiều tông màu sáng như trắng, kem, tường kính, không còn gì lý tưởng hơn là các loại chậu cây có màu sắc sặc sỡ, vui nhộn. Chúng sẽ trở thành điểm nhấn thu hút ánh nhìn. Ngược lại, nếu phòng tắm của bạn thuần các tông màu tối như ghi đậm, đen, chậu cây nên có màu sáng hơn, không thêm họa tiết cầu kỳ – những yếu tố hoàn toàn lạc lõng với tổng thể sang trọng, mạnh mẽ.

hồng môn, cây hồng môn để bàn, cây hồng môn đẹp, cây hồng môn phong thủy, chăm sóc cây hồng môn,

Về chất liệu, các loại chậu gốm, sứ, thủy tinh đều phù hợp. Tất nhiên, khi lựa chọn cây cảnh, bạn nên tham khảo ý kiến của người bán hàng để biết được loại đất cần thiết cho cây, cấu trúc của rễ cây sẽ cần đến kích thước và chất liệu chậu nào.

3. Vị trí đặt chậu cây thích hợp nhất ở đâu?

Vị trí đặt cây cảnh phổ biển nhất vẫn là trên bồn rửa tay, cạnh gương soi. Ngoài cách đặt phổ biến đó, bạn cũng có thể thử một số vị trí khác thú vị hơn như bậu cửa sổ, trên kệ đồ. Các chậu cây cỡ lớn có thể đặt trong góc phòng.

Có thể bạn quan tâm :   18 loại cây cảnh mini để bàn dễ trồng, hợp phong thủy trong nhà, văn phòng

Ngoài ra, cũng như bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào, cây xanh sẽ trở nên lung linh hơn nhiều với hiệu ứng ánh sáng. Bạn có thể đặt chậu cây gần đèn, lắp đèn riêng cho cây hoặc treo chúng ở nơi phù hợp. Ánh sáng qua lớp lá xanh mỏng manh cũng trở nên dịu mắt hơn rất nhiều.

chăm sóc cây trầu bà đế vương, chăm sóc trầu bà đế vương, trồng trầu bà đế vương, trồng cây trầu bà đế vương trong văn phòng, bón phân cho cây trầu bà đế vương, tưới nước cho cây trầu bà đế vương
Cây trầu bà đế vương to

Nếu gia đình bạn sở hữu bồn tắm, thành bồn tắm chính là vị trí lý tưởng nhất cho cây xanh bởi chúng sẽ không gây ra sự vướng víu như bồn rửa hay choán mất diện tích sử dụng lý tưởng như trên sàn. Tuy nhiên, khu vực này chỉ dành cho các chậu cây nho nhỏ, xinh xắn mà thôi.

4. Chăm sóc cây cảnh trong phòng tắm phải lưu ý điều gì?

Vốn nằm trong một không gian rất sẵn độ ẩm và nước, thay vì lo tưới tắm cho cây như thông thường, điều bạn cần làm là đảm bảo đất đủ độ khô và không bị úng. Một trong những bước quan trọng là hãy kiểm tra chậu cây sau mỗi lần tắm hoặc vệ sinh để chắc chắn rằng chúng không hứng quá nhiều nước một cách ngẫu nhiên.

trầu bà đế vương, trau ba de vuong, trau ba de vuong de ban, chau cay de vuong, cay de vuong, cay trau ba
Đế vương để bàn

Tương tự như các loại cây trồng ngoài trời, bạn cũng nên lưu ý tới mùa cây ra hoa, kết lá, ủ chồi để cung cấp nhiệt độ thích hợp, tỉa các lá vàng hoặc thay mới các chậu cây đã chết.

Trong trường hợp cây xanh đã có dấu hiệu bị úng, hãy mang ngay chậu cây ra ngoài, hong khô đất, bón phân và cho chúng thời gian nghỉ ngơi ở môi trường thích hợp trước khi tiếp tục nhiệm vụ làm đẹp cho phòng tắm gia đình bạn.

5. Khi nào thì bạn không nên đặt cây xanh trong phòng tắm?

Tất nhiên, cây xanh luôn phù hợp để đặt trong phòng tắm và là một giải pháp trang trí tuyệt vời nhưng vẫn có những trường hợp khi bạn thực sự không nên đặt thêm chậu cây nào vào khu vực riêng tư này. Một trong số đó là diện tích phòng tắm. Nếu như bạn đã thường xuyên không có đủ nơi chứa khăn tắm, bàn chải hay dao cạo râu, đừng cố gắng nhét thêm một chậu cây nào! Nó chỉ khiến bạn thêm bực bội mà thôi.

cau tieu tram, cây cau tiểu trâm, cau tiểu trâm để bàn, cau may mắn
Cau tiểu trâm để bàn

Ngoài ra, với các phòng tắm có thiết kế quá kín, độ ẩm cao và thiếu ánh sáng cũng không tốt cho cây xanh phát triển. Nếu bạn vẫn muốn dùng cây cảnh trang trí, các loại cây hay hoa cảnh bằng nhựa sẽ là phương án lý tưởng và đỡ tốn thời gian chăm sóc hơn.