Cây thiết mộc lan có khả năng chịu hạn tốt nhưng ưu điểm của cây là có tốc độ sinh trưởng chậm. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc, nhân giống cây thiết mộc lan đúng cách. Hôm nay hãy cùng Xanhdecor (tiệm cây xanh) tìm hiểu nhé.
Cây Thiết Mộc Lan là một trong những cây cảnh phong thủy được ưa thích. Đặc biệt khi đặt ở phòng khách, nó sẽ giúp thu hút tài lộc và vận may đến với gia chủ.
Thiết mộc lan được phân biệt chủ yếu vào màu lá của cây. Một loại là lá xanh hoàn toàn, còn loại còn lại thì sẽ có lá xanh kẻ sọc vàng. Cây này được chia làm 2 loại: Thiết mộc lan gốc và Thiết mộc lan khúc.
Hướng dẫn Chăm Sóc Cây Thiết Mộc Lan
1. Cách chăm sóc định kỳ:
2. Cách Cắt tỉa, tạo hình:
3. Hướng dẫn Bón phân Cho Cây Thiết Mộc Lan:
4. Phòng Sâu Bệnh Cho Cây Thiết Mộc Lan:
Hướng dẫn nhân giống thiết mộc lan
Bước 1: Chọn cây giống:
– Chọn cây giống tốt không có nguồn bệnh và cây không nhiễm bệnh.
– Cây giống phải đủ già, nếu cây giống còn trẻ, thân sẽ non và không có đủ nước trong thân để kích thích cành giâm mọc chồi non.
Bước 2: Nhân giống bằng cách giâm cành:
– Hiện nay nhân giống cây Thiết tmộc lan có hai phương pháp: bằng hạt và bằng cách giâm cành. Ngoài thị trường hạt giống cây Thiết mộc lan rất hiếm nên nhân giống bằng cách giâm cành được mọi người quan tâm nhiều hơn, rút ngắn thời gian và cho năng suất cao hơn.
– Với phương pháp này chúng ta lấy cây bố mẹ cắt ra thành từng khúc riêng biệt có chiều dài khác nhau tùy vào mục đích sử dụng.
Lưu ý: chọn các cây bố mẹ khỏe và mắt lá ngắn.
– Đối với cây già: Có thể cắt khúc ngắn hơn do cây chắc, dự trữ nguồn dinh dưỡng cao.
– Đối với cây non: Tức các phần ngọn thì phải cắt dài hơn do sinh trưởng chậm.
– Dùng sơn chống thấm hoặc vôi bôi lên các đầu cây vừa tạo được thẩm mỹ vừa bảo vệ cho đầu cây không bị thấm nước làm mục nát và hư hỏng.
– Ưu điểm của phương pháp này là sẽ kích thích cho cây nẩy mầm nhanh, cây chủ tạo điều kiện cho mầm mới sinh trưởng tốt.
Bước 3: Chuẩn bị luốn ươm:
– Để ươm Thiết Mộc Lan tại vườn ươm ta chỉ cần chuẩn bị giá thể là tro trấu.
– Làm thành một luống giâm ươm với bề ngang 1,5m, chiều dài tùy vào số lượng cây như vậy sẽ dễ chăm sóc.
– Trường hợp giâm xuống đất trồng phải chú ý nguồn đất xem độ tơi xốp, nhiều mùn.
– Thời gian trong vườn ươm đảm bảo 3 đến 5 tháng.
Bước 4: Thiết kế hàng trồng:
– Đất dốc thì thiết kế hàng theo đường đồng mức để chống xói mòn và rữa trôi.
– Thiết kế hàng theo hướng Bắc Nam để hạn chế ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và gió Lào.
– Chuẩn bị cọc tiêu để cắm định vị, đảm bảo hố trồng theo hàng lối tạo điều kiện dễ chăm sóc về sau.