Có hai loại phân bón hoa hồng cơ bản là hữu cơ và vô cơ để cung cấp chất dinh dưỡng thường xuyên và đúng cách cho cây. Hầu hết các loại phân hữu cơ được thải tự nhiên vào đất chậm hơn và trong một khoảng thời gian dài hơn so với phân vô cơ. Ngoại lệ là phân bón vô cơ có kiểm soát, giải phóng chất dinh dưỡng trong vài tháng tùy thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ của đất.
Vì vậy, làm thế nào để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây hoa hồng bằng cách bón phân? Hãy cùng theo dõi các bước thức hiện dưới đây:
Cây hoa hồng cần những chất dinh dưỡng gì?
Hoa hồng cần ba chất dinh dưỡng Đạm (N) để phát triển tán lá; Lân (P) cho sự phát triển của rễ và kali (K) để hình thành hoa cộng với các chất dinh dưỡng khác nhau bao gồm sắt, canxi và magiê.
- Đa lượng: Đạm (N), Lân (P), Kali (K)
- Trung lượng: Lưu huỳnh (S), Canxi (Ca), Magie…
- Vi lượng: Kẽm (Zn), Sắt (Fe), Mangan (Mn), Đồng (Cu), Molypden (Mo), Bo (B), Clo (Cl)
Một chế độ bón phân và được áp dụng nhiều nhất là phải đầy đủ và cân bằng tất cả các yếu tố trên để đảm bảo sự phát triển ổn định và cân đối của cây hoa hồng.
Cách thức và thời điểm bón phân cho hoa hồng
1. Cách bón phân cho vườn hoa hồng cắt cành
– Bón lót, bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch. Sử dụng các thuốc trừ kiến, mối và sùng vào hố trước khi trồng.
– Bón lót trước khi trồng mới 7 – 10 ngày. Nếu cần trồng nhanh, phải bón trước trồng tối thiểu 3 ngày.
– Hoa hồng mới trồng chỉ nên được bón phân lân để khuyến khích sự phát triển và thiết lập rễ. Bắt đầu bón phân khi những chiếc lá đầu tiên xuất hiện.
– Lượng phân lót cho 1ha: 30 tấn phân chuồng (phân trùn quế 15 – 20 tấn) + 30 tấn tro trấu + 300 – 400 kg phân super lân, 300 – 400kg phân KCl.
Hoa hồng thích đất trung tính đến hơi chua, độ pH từ 5,5 đến 6,5. Vì vậy bạn có thể phải tăng độ pH của đất bằng cách thêm đá vôi. Nếu đất chua bạn có thể bón thêm 300 – 400kg vôi bột, tùy độ chua của đất mà bạn điều chỉnh lượng vôi cho thích hợp. Trộn đều lượng phân trên trong hố trước khi trồng cây con.
– Bón thúc: định kỳ 15 – 20 ngày/lần 400 – 600kg NPK kết hợp làm cỏ, vun xới. Sau mỗi lứa hoa cần tỉa cành và bón bổ sung 5 – 10 tấn phân trùn quế. Từ năm thứ 2, vào đầu chu kỳ bón 40 – 50 tấn phân trùn quế.
2. Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu
Tạo rãnh khoảng 3 – 5 cm xung quanh thành chậu để rải phân, lấp đất, tưới nước. Cây con dễ bị nhiễm bệnh nếu bị đứt rễ, vì thế nên tránh làm đứt rễ cây.
– Sau khi trồng từ 3 – 5 ngày phun phân bón lá trộn với phân trùn quế. Hòa nước tưới vào gốc để giúp cây phát triển bộ rễ tốt hoa ra có màu sắc rực rỡ.
– Khi cây bắt đầu ra rễ (sau khoảng 10 -15 ngày trồng); hòa loãng phân NPK tỷ lệ 20-20-15 để tưới cho cây. Liều lượng: từ 50 -100gr/10 -15 lít nước. Khoảng 20 – 30 ngày bổ sung 1 lần. Khi cây hồng lớn thì tăng lượng phân bón nhưng dãn cách ngày tưới xa hơn.
– Bổ sung phân hữu cơ khi hoa hồng ra hoa ổn định từ 200 – 500 gr/gốc và phân NPK 40 – 50gr/gốc. Hoặc thay hỗn hợp phân trên bằng phân trùn quế 300 – 800gr/gốc. Cứ 7 – 10 ngày bón/lần và vào các thời điểm: hoa tàn hết; khi cắt tỉa cành; đầu mùa mưa và giữa mùa mưa; trước khi hoa hồng nở.
Tác dụng đặc biệt của phân trùn quế
Bổ sung thêm phân trùn quế trong những đợt bón để bổ sung hữu cơ, giữ ẩm cho đất.
- Phân trùn quế giúp cây hấp thụ lượng NPK tốt hơn do có axit humic và những vi sinh vật đất có ích. Vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây, vừa phục hồi và cải tạo đất và giá thể trồng hoa.
- Ngoài ra khi bón phân trùn quế nhiều cũng không làm nóng, cháy cây và vô cùng thân thiện với môi trường, với người sử dụng.
- Hiện nay phân trùn quế, được nhiều người trồng hồng ưa dùng, do sản phẩm uy tín, rất tốt và tiết kiệm.
- Thay vì bón liều lượng như trên chỉ cần bón từ 200 – 800gr phân trùn quế/gốc. Tùy gốc lớn nhỏ mà điều chỉnh lượng phân cho thích hợp, thậm chí không cần bón thêm NPK.
Mua Phân trùn quế tại đây
Xem thêm