Thật dễ dàng để giâm cành từ cây xương rồng và các loại cây mọng nước qua cách làm đơn giản dưới đây.
Hầu hết các loại xương rồng và cây mọng nước (như sen đá, móng rồng, nha đam…) đều có thể dễ dàng nhân giống từ cành hoặc cành lá. Đối với những loại xương rồng có thân được tạo thành nhiều đoạn hoặc các nhánh (ví dụ như xương rồng tai thỏ, xương rồng lê gai hay xương rồng Giáng sinh), hãy cắt toàn bộ các đoạn hoặc nhánh làm cành giâm – không chia đoạn làm đôi.
Nên chia các loại cây mọng nước hình thành cụm. Chẳng hạn như Nha đam, Sen đá Haworthias và Cây thùa Agaves bằng cách chỉ cần lấy cây ra khỏi chậu và tách rễ củ. Các loài xương rồng có nhiều đầu như Mammillaria và Echinopsis có thể được phân chia, hoặc cắt bỏ các đầu riêng lẻ và sử dụng chúng làm cành giâm.
Bài viết dưới đây, Làm thợ sẽ hướng dẫn bạn cách giâm cành từ cây xương rồng chi tiết qua các bước:
Bạn cần có:
– Đất trồng xương rồng và sen đá Soil Mix
– Chậu nhựa 7.5 cm
– Kéo cắt cành
– Kẹp gắp inox
Cách giâm cành cây xương rồng
– Bước 1: Chọn một đoạn thân/nhánh khỏe mạnh dài ít nhất 10cm và cắt sạch bằng các vết cắt. Sử dụng kẹp gắp khi xử lý xương rồng có gai.
– Bước 2: Đặt cành giâm trên bệ cửa sổ và để chúng khô cho đến khi bề mặt vết cắt lành hẳn khoảng 2-3 ngày để tránh gây thối
– Bước 3: Đổ đất trồng chuyên dụng dành cho xương rồng vào chậu 7cm hoặc 9cm. Sau đó cắm phần gốc của mỗi nhánh cắt vào đất sâu khoảng 2cm; hoặc đủ sâu để nó đứng thẳng.
Mẹo: Có thể nhúng đoạn gốc khoảng vài phân vào dung dịch kích thích mọc rễ để cho mau ra rễ trước khi cắm xuống đất.
– Bước 4: Tưới nước. Sau đó đặt chậu cây trên bệ cửa sổ ấm áp; tốt nhất là không được tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Không đặt cây xương rồng hoặc cành cây mọng nước vào bình nhân giống hoặc dùng túi ni lông che chúng.
– Bước 5: Để ý cành giâm và tưới nước khi thấy đất trồng khô. Hầu hết các cây xương rồng và cành giâm mọng nước sẽ ra rễ trong vòng 1 tháng; hoặc có thể mất nhiều thời gian hơn để mọc rễ mới.
Lưu ý: Trong mấy ngày đầu không nên tưới nước quá nhiều hoặc để nước mưa làm ướt cành cắt. Vi khuẩn sẽ có cơ hội tốt để xâm nhập làm hư thối nơi đó. Chỉ nên tưới nhẹ làm ẩm khi thấy đất khô.
Xem thêm