Cách chăm sóc, nhân giống, bón phân, tưới nước cây Lavender, oải hương


Cây hoa lavender (oải hương) là một trong những loại cây hoa đẹp, có mùi thơm cực kỳ dễ chịu. Tuy nhiên làm cách nào để trồng được hoa Oải hương, vừa đẹp, vừa dịu thơm mà cũng vừa giữ được nét đặc trưng của loài hoa này. Hãy cùng tham khảo cách trồng hoa Oải hương nhé.

Vườn cây lavender, oải hương, chăm sóc lavender, hướng dẫn chăm sóc lavender, hướng dẫn trồng oải hương, tưới nước cho lavender, bón phân gì cho lavender
Hình ảnh vườn trồng Lavender tại VN

Hướng dẫn cách trồng hoa Oải hương

Bước 1 – Chọn hạt giống: 

– Lựa chọn thời tiết thuận lợi: Nhiệt độ thích hợp nhất để trồng là 18-24 độ C. Ở nước ta, trừ Đà Lạt và Sapa có thể gieo trồng quanh năm thì ở các tỉnh miền Bắc bạn nên gieo vào mùa thu, miền Nam thì vào khoảng tháng 11 – 12 nhé!
– Chọn hạt giống: Tùy theo điều kiện, sở thích và mục đích sử dụng mà có nhiều lựa chọn những giống oải hương khác nhau. Bạn có thể tham khảo một số giống oải hương phù hợp với đặc điểm khí hậu Việt Nam ở dưới.

Bước 2 – Chọn đất và chậu:

Hoa oải hương phát triển mạnh trên loại đất cát hơi có tính kiềm hoặc trung tính, tơi, xốp, không quá ẩm. Bạn nên chọn loại chậu trồng có lỗ thoát nước.
Vườn cây lavender, oải hương, chăm sóc lavender, hướng dẫn chăm sóc lavender, hướng dẫn trồng oải hương, tưới nước cho lavender, bón phân gì cho lavender
Cách trồng lavender

Bước 3 – Gieo hạt:

– Do một thời gian dài hạt “ngủ”, bạn nên ngâm hạt giống trước khi trồng trong 12 giờ, và sau đó cho Gibberellin (chất kích thích điều hòa sinh trưởng) vào ngâm 2 giờ trước khi gieo.
– Bạn san lấp mặt đất cho bằng trước khi trồng. Tưới tiêu cho đến khi thấm nước, gieo hạt giống, sau đó phủ một lớp đất tốt, độ dày 0,2cm rồi phủ cỏ hoặc bộ phim nhựa để giữ ẩm của đất.

Bước 4 – Chăm sóc cây con:

Bạn cần giữ độ ẩm cho đất, tốt nhất là tưới 2 lần/ngày. Bạn cũng tránh không để đất quá ẩm ướt, bởi môi trường ẩm kích thích nấm phát triển, sẽ tiêu diệt hạt giống mới nảy mầm của bạn.

Bước 5 – Chuyển chậu:

Khi oải hương nảy mầm được 5 -10cm thì bạn chia ra, trồng thành nhiều chậu để hoa có thể phát triển hoàn thiện. Bạn nên thực hiện cẩn trọng với bước này để tránh làm tổn thương bộ rễ mới nhé!

Bước 6- Đặt chậu nơi ấm áp:

Muốn hoa phát triển nhanh, bạn cần đặt chậu ở vị trí ấm áp nhưng tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Bạn có thể tự tạo hiệu ứng nhà kính bằng cách trùm túi nhựa nên chậu cây, cách này giúp giữ lại độ ẩm và nhiệt độ cần thiết cho hoa phát triển.
Vườn cây lavender, oải hương, chăm sóc lavender, hướng dẫn chăm sóc lavender, hướng dẫn trồng oải hương, tưới nước cho lavender, bón phân gì cho lavender
Tưới nước cho cây lavender

Bước 7 – Tưới nước:

– Tưới nước thường xuyên: Bạn cần tưới nước mỗi ngày để giữ độ ẩm cho đất. Tùy vào kích thước và mức độ thoát nước của chậu mà điều chỉnh lưu lượng tưới cho phù hợp, hầu hết các trường hợp oải hương chết đều do chết úng.
– Tưới quanh gốc và chỉ tưới vào buổi sáng, tránh làm gẫy dập lá dễ gây hư hỏng, sinh sản của sâu hại và dịch bệnh

Một số lý do khiến hoa Oải hương chết.

Hoa Oải Hương Lavender chết vì thiếu sáng:

Hoa Oải Hương thích tắm nắng và trồng tốt nhất ở ngoài trời, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt. Tuy nhiên nếu bạn đã lỡ phải lòng với loài hoa Oải Hương thì bạn sẽ muốn tự tay chăm một chậu hoa để ngắm nhìn thường xuyên. Để trồng được hoa Oải Hương cần phải tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây thích nghi với môi trường sống khắc nghiệt.

Môi trường trong nhà thường có không khí khô, hoa Oải Hương có thể sống được ở trong điều kiện khô nhưng phải được chiếu sáng đầy đủ. Nếu trong không gian thiếu sáng có thể sử dụng một số đèn cao áp hoặc đèn huỳnh quang để cung cấp ánh sáng gián tiếp.

Có thể bạn quan tâm :   Cách nhân giống hoa dã quỳ bằng phương pháp giâm cành

Một lưu ý khi chăm sóc hoa Oải Hương Lavender trồng trong chậu là cường độ chiếu sáng, cây trồng nếu đặt ngay bệ thủy tinh sẽ nhận ánh sáng khuếch tán lớn hơn rất nhiều so với để trực tiếp ngoài trời. Do đó trong quá trình chăm sóc Oải Hương cần lưu ý di chuyển xung quanh chậu hướng về nơi chiếu sáng để đảm bảo ánh sáng được chiếu đồng đều khắp chậu hoa.

Nếu không khí trong nhà quá khô, có thể đặt chậu hoa Oải Hương trên một khay lót sỏi chứa nước để gia tăng độ ẩm của không khí xung quanh chậu cây hoa. Ngoài ra các viên sỏi sẽ làm cho chậu cây nổi trên và ngăn chặn tình trạng thối rễ do úng nước.

Trong những ngày thời tiết quá nắng nóng, có thể đưa chậu vào trong nhà ở nơi râm mát để tránh trường hợp hoa Oải Hương bị shock nhiệt.

Hoa Oải Hương Lavender chết vì tưới nước không đúng kỹ thuật:

Hoa Oải Hương phát triển trong môi trường đất thoát nước tốt, tươi xốp do đó chậu trồng Lavender thường thoát nước tốt. Một nguyên nhân khiến hoa Oải Hương trồng chậu dễ chết là thiếu hoặc thừa nước.

Để đảm bảo tưới đủ nước cho hoa Oải Hương thì nên sử dụng “MỘT CHIẾC ĐŨA” để kiểm tra lượng nước trong chậu. Sử dụng chiếc đũa xiên từ trên xuống dưới chậu và kiểm tra bằng tay, nếu chiếc đũa sáng và khô chứng tỏ cây đang thiếu nước cần bổ sung, nếu chiếc đũa ẩm và dính nước thì cây đang thừa nước và  cần điều chỉnh lại chế độ tưới nước.

Chậu trồng thừa nước sẽ dẫn đến nấm và thối gây ra lá héo đen. Để cứu chữa có thể cắt tỉa bớt phần thân cây bị bệnh, để ở nơi thoáng mát và hạn chế tưới nước để cây tự điều chỉnh lại theo môi trường sống.

Hoa Oải Hương Lavender chết vì bón phân không đều:

Oải Hương là cây thân thảo nhưng phát triển cực chậm, cây 2 năm tuổi có thể chỉ cao chưa tới 50cm do đó nhu cầu về chất dinh dưỡng của cây không nhiều. Cây trồng trong chậu nếu thấy tình trạng lá vàng thì có nghĩa cây đang thừa Nito hoặc đang bị úng, cần kiểm tra độ ẩm của đất trồng nếu thừa nước thì điều chỉnh, riêng đối với trường hợp khi cây đang có hoa thì hạn chế bón Nito bởi có thể cây sẽ rụng bớt nụ hoặc vàng lá dẫn tới chết cây.

Hoa Oải Hương có 2 loại: loại thân cao và thân thấp trong đó loại thân thấp là loại cực quý hiếm nhất trong các loại Lavender, do đó nếu trồng và chăm sóc chậu hoa Oải Hương phát triển tốt tại Việt Nam thực sự có ý nghĩa rất to lớn trong khoa học và đời sống bởi tinh dầu có trong Oải Hương là vị thuốc quý có tác dụng an thần, giảm stress…và là nguồn nguyên liệu tối quan trọng trong ngành điều chế nước hoa