Bọ trĩ, rầy lửa, bù lạch, Thrips palmi


  • Đặc điểm gây hại trên cây hoa màu

Trưởng thành và trĩ non thường tập trung trên lá ngọn chích hút nhựa cây trên lá làm cho lá vàng, ngọn dưa quăn queo, cây còi cọc, hoa rụng, quả ít và nhỏ, hại nặng trong thời kỳ cây con có thể làm cho cây chết.

Bọ trĩ gây hại và truyền bệnh cho cây ớt

(A) Bệnh virus trên ớt do bọ trĩ truyền bệnh; (B) Bọ trĩ trưởng thành; (C) Bọ trĩ chích hút truyền bệnh siêu vi khuẩn (virus) cho cây.

Bọ trĩ và triệu chứng gây hại trên dưa leo; Triệu chứng bệnh khảm hoa lá dưa leo

Triệu chứng bọ trĩ trên cây dưa hấu

Bệnh “Đầu lân” do bọ trĩ gây ra trên cây dưa hấu

Bọ trĩ gây hại nặng làm đọt non sượng, ngóc đầu lên cao, hiện tượng này nông dân gọi là dưa “đầu lân” hay “bắn máy bay”. Bọ trĩ cũng là môi giới lan truyền bệnh khảm cho cây dưa.

  • Biện pháp phòng trừ bọ trĩ, bù lạch trên cây hoa màu

– Biện pháp canh tác, kỹ thuật:

+ Che phủ bằng rơm rạ, ngăn ngừa cỏ dại tạo điều kiện thông thoáng và tiêu diệt ký chủ phụ, che phủ bằng lá thuốc lá có thể tiêu diệt bọ trĩ. Tưới nước mạnh trên lá cũng có thể rửa trôi bọ trĩ. Ngoài ra chăm sóc cây sinh trưởng tốt, đảm bảo đủ nước làm giảm thiệt hại của bọ trĩ gây ra đặc biệt trong thời kỳ cây con. Dọn sạch tàn dư vụ trước.

+ Nên trồng luân canh với những loại cây trồng khác (trừ họ bầu, bí, dưa).

Có thể bạn quan tâm :   Bọ vòi voi hại cói

+ Sử dụng màng phủ nông nghiệp.

+ Mùa vụ trồng tập trung, mật độ trồng theo khuyến cáo của cán bộ kỹ thuật.

+ Kiểm tra đồng ruộng thường xuyên để phát hiện bọ trĩ.

+ Chăm sóc cho cây trồng khỏe mạnh.

+ Tránh bón nhiều phân đạm

+ Trong mùa khô nóng, tưới phun mưa để duy trì độ ẩm, mát cho ruộng hoa màu.

– Biện pháp vật lý: sử dụng bẫy dính màu vàng hoặc xanh da trời có thể thu hút bọ trĩ trưởng thành.

– Biện pháp sinh học: Khuyến khích hoặc sử dụng các loài bọ rùa, ong ký sinh Ceranisus sp.

– Biện pháp hóa học: Khi mật số cao có thể sử dụng có nhiều loại thuốc có hiệu quả như Confidor, Hopsan, Trebon, Cyperin, Pyrinex, Actara 25 WG, Admire 050 EC, Confidor 100S, JUST 050EC, DIRECTOR 70EC, SILSAU 5.5EC, SILSAU SUPER 3EC, CHIEF 520WP, VITASHIELD GOLD 600EC, TASODANT 600EC, RAMBO 5SC, … … Có thể dùng dầu khoáng.

Lưu ý: Bọ trĩ, bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, khi thấy vài con trên 1 đọt non cần phun các thuốc có hoạt chất Pymetrozin, Lufenuron, Emamectin hay hỗn hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

Nên phun thuốc vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát vì lúc này bọ trĩ bò ra ngoài nên thuốc dễ dàng tiếp xúc và cho hiệu quả cao, đồng thời cũng nên phun luân phiên các loại thuốc khác nhau để tránh hiện tượng bọ trĩ kháng thuốc.