Bí kíp trồng cây con nha đam để bàn bừng sáng không gian làm việc


Học ngay cách trồng nha đam từ việc tách cây con trồng chậu để bàn làm việc, thanh lọc không khí trang trí văn phòng thêm xanh mát, trong sạch.

Bí kíp trồng cây con nha đam trong chậu làm cảnh bừng sáng góc làm việc

Nha đam được biết đến với cách nhân giống trồng thông dụng là cắt lá nha đam đem đặt xuống đất cây sẽ phát triển. Sau một năm cây mẹ sẽ xuất hiện khoảng chục cây con. Lúc này, khi cây con cao khoảng 10cm sẽ tiến hành tách khỏi cây mẹ đem ra trồng. Việc trồng nha đam từ cây con sẽ đem lại cho bạn cây cảnh nhỏ trang trí bàn làm việc trong sạch.

Bí kíp trồng cây con nha đam trong chậu làm cảnh bừng sáng góc làm việc

Chuẩn bị

  • Chậu trồng: có lỗ thoát nước, đường kính miệng khoảng 35-40cm, cao 40-45cm
  • Đất trồng: tốt nhất là đất pha cát dễ thoát nước. Trộn đất với vỏ trấu, xơ dừa, phân bò, phân gà, phân chim, vịt ngan ngỗng, phân cá…
  • Cây con được cây mẹ đẻ ra
  • Phân bón
  • Nước tưới
Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng nha đam bằng cách tách cây con từ cây mẹ

Hướng dẫn các bước tách cây con trồng nha đam

Bước 1: Xử lý đất trồng

Để trồng cây nha đam tốt đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt. Được ủ để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất.

  • Khi trộn đất, nên trộn hỗn hợp gồm tro trấu : phân hữu cơ ( ở đây có thể dùng phân bò hoai hay phân trùn quế) :  xơ dừa : trấu sống.
  • Các thứ theo tỷ lệ là 2:1:0,5:1.
  • Hỗn hợp sau khi trộn đều thì gom thành đống và ủ kín trong 15 – 20 ngày mới được đem ra trồng.
Để trồng cây nha đam tốt đòi hỏi đất trồng cây phải có khả năng thoát nước tốt. Được ủ để tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển tốt nhất.

Trong trường hợp có tro trấu và phân hữu cơ đã qua sử dụng; thì có thể trộn thêm một ít phân trùn quế là đã có thể dùng trồng ngay được rồi.

– Bước 2: Xử lý chậu trồng nha đam cây con

Chậu trồng nha đam yêu cầu cần có lỗ thoát nước dưới đáy chậu. Nếu không thì phải đặt sỏi thoát nước thông thoáng, giữ cho cây không bị ngập úng thì cây mới phát triển tốt được.

– Bước 3: Tháo tác tách cây con từ cây mẹ

Sau khi đã sử dụng lá nha đam để nhân giống làm tăng hệ số cây. Một năm sau xung quanh cây mẹ sẽ xuất hiện khoảng chục cây con.

  • Khi cây con lớn chừng 10 cm, tách cây con đem vào vườn ươm
  • Tiến hành đào cây con. Khi đào cẩn thận, cố gắng lấy được càng nhiều rễ thì thời gian hồi sức của cây con càng được rút ngắn; cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt hơn.
  • Chăm sóc cây lớn chừng 15 – 20 cm chúng ta lấy đem trồng.
Bí kíp trồng cây con nha đam trong chậu làm cảnh bừng sáng góc làm việc

– Bước 4: Tiến hành trồng cây con nha đam

Đổ đất vào 2/3 chậu cây đã chuẩn bị. Sau đó, tiến hành đặt cây con vào giữa chậu cây. Rồi phủ thêm một lớp hỗn hợp đất vừa phải lên trên đủ để che kín phần rễ sao cho vừa miệng chậu là đủ.

Có thể bạn quan tâm :   Cách tách cây dây nhện dễ dàng qua 9 bước bằng hình ảnh
Đổ đất vào 2/3 chậu cây đã chuẩn bị. Sau đó, tiến hành đặt cây con vào giữa chậu cây. Rồi phủ thêm một lớp hỗn hợp đất vừa phải lên trên đủ để che kín phần rễ

Cách chăm sóc

  • Đối với  những cây mới trồng thì mỗi ngày tưới 1 lần và tưới với lượng vừa đủ để cây phát triển.
  • Còn sau khi cây con đã cứng cáp, bộ rễ ổn định rồi thì chỉ cần tưới 2 ngày/ lần là phù hợp.
  • Cần phải kịp thời cắt bỏ ngay những lá bị hư hỏng để phòng trường hợp khuẩn bệnh lây lan sang những lá khác hay cây bên cạnh.
Bí kíp trồng cây con nha đam trong chậu làm cảnh bừng sáng góc làm việc
Hướng dẫn các bước trồng lô hội chi tiết nhất

Xem thêm