Trồng tỏi tại nhà ngoài có tác dụng như một loại cây gia vị làm dậy mùi món ăn, tỏi còn được biết đến như một loại thảo dược đa năng giúp phòng và chữa nhiều bệnh.
Tỏi là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình. Không chỉ có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa nhiều bệnh tật, mà tỏi còn có những công dụng hữu ích khác đối việc vệ sinh nhà cửa của chị em.
Chính vì thế, nhiều gia đình ở thành phố đã tận dụng ưu điểm tuyệt vời này để có nguồn tỏi sạch tươi ngon cho gia đình.
Chuẩn bị
– Một vài củ tỏi khỏe mạnh không bị sâu thối
– Nơi trồng: Vườn cây, bồn đất hoặc các loại chậu tùy thích
– Đất trồng hữu cơ
– Dụng cụ trồng tỏi: Cuốc, bay nhỏ, bình tưới nước…
Cào mini Bay làm đất
Tiến hành trồng tỏi
Dùng tay nhẹ nhàng tách củ tỏi thành các tép con. Tránh dùng lực quá mạnh khiến tép tỏi bị dập.
Chọn lấy những tép to nhất để trồng. Bạn trồng tép tỏi càng to thì sẽ thu hoạch được những củ tỏi mới càng to.
Chú ý bóc hết các lớp vỏ khô bên ngoài, chỉ để lại lớp vỏ lụa trong cùng. Giữ nguyên phần gốc và đỉnh của tép tỏi.
Khi trồng tỏi, đặt phần gốc xuống đất, hướng phần đỉnh lên trên. Mỗi tép tỏi cách nhau từ 8 – 10 cm nếu trồng tỏi trong vườn. Có thể thu hẹp khoảng cách này khi trồng tỏi trong các loại chậu cảnh, nhưng không nên trồng quá dày để cây hấp thụ đủ chất dinh dưỡng nuôi củ mập mạp.
Sau đó, lấp đất kín các tép tỏi và tưới nước để giữ độ ẩm cho đất. Lớp đất này chỉ cần dày khoảng 5 – 6 cm. Rễ tỏi sẽ phát triển nhanh và mạnh nếu gặp thời tiết ấm áp.
Sau từ 2 – 3 tháng, tỏi sẽ ra hoa. Hoa tỏi mọc thành cụm trên đầu một trục hình trụ từ thân củ kéo dài ra. Bạn có thể thu hoạch những thân trụ và hoa – được gọi là ngồng tỏi để chế biến các món xào cực hấp dẫn.
Thu hoạch
Để thu hoạch tỏi đúng thời điểm, bạn hãy quan sát phần lá tỏi. Số lá tỏi mọc quanh thân tương ứng với số tép của củ bên dưới. Khi 1/2 số lá khô héo có nghĩa tỏi đã sẵn sàng để bạn thu hoạch.
Xem thêm