Hướng dẫn kỹ thuật ghép đá cây bonsai


Việc ghép đá cho cây bonsai rất được những người chơi cây cảnh ưa chuộng bởi nó giúp cho cây đẹp hơn rất nhiều. Ghép hay ký đá cho cay bonsai cũng cần phải có những kỹ thuật nhất định mới mang lại vẻ đẹp cho cây.

Phong cách rễ bám đá là một phong cách bonsai tiêu biểu, được nhiều người ưa chuộng. Rễ cây được tạo ra bám và ôm lấy đá rồi cuối cùng biến vào trong đất. Khi cây bắt đầu mọc trong đường đá nứt nhỏ, nó phải sử dụng rễ để tìm thêm dưỡng chất. Ngay khi rễ cây chạm vào đất, chúng cứng lại và phát triển quanh đá. Lúc này rễ cây đóng vai trò như thân cây…

1. Chuẩn bị dụng cụ

Chọn đá có hình dạng đẹp, lôi cuốn và có kích thước phù hợp để ghép đá. Chọn những cây khỏe mạnh và có hệ thống rễ rộng, dài, chắc. Trồng cây ngoài vườn khoảng 1 năm để rễ cây đủ dài.

Đá, cây trồng, dây nhựa dùng để ghép cành, ghép đá, kéo, dao lõm, kéo tỉa cây, dao, đồ ngoạm rễ, chĩa, cát sạch.

2. Các bước ghép đá

Khi cây có đủ rễ (dĩ nhiên rễ càng nhiều càng tốt), ta cắt bỏ những tán rễ không cần thiết và dùng tay lấy cát ra khỏi rọ che, dùng vòi rửa sạch, nhưng chú ý cẩn thận để không làm hỏng rễ.

Tiếp theo, đặt cây lên trên đá: Cố gắng không dồn rễ về một phía vì bonsai cần được nhìn từ mọi góc độ. Tìm những kẽ hở trên đá rồi đặt rễ vào, làm sao để bonsai trông càng tự nhiên càng tốt. Bạn có thể gối những rễ nhỏ, chưa phát triển vào nhau.

Kế tiếp là đặt rễ đúng chỗ: Mặc dù có nhiều phương pháp nhưng phương pháp sử dụng dây bằng nhựa là hữu hiệu và dễ dàng nhất. Một người giữ rễ vào đúng vị trí, một người quấn hơi chặt dây băng quanh đá, ngoại trừ phần đáy của đá – chỗ rễ sẽ chìa ra, đâm vào trong đất.

Khi rễ đã đặt đúng vị trí, ta bắt đầu phủ đất lên phần đá trong chậu, làm sao để nhìn vào không thầy đá nhưng thấy phần cuối của thân cây.

Tưới nước cho cây: Mặc dù bây giờ rễ cây nhỏ và yếu nhưng tới đúng mùa thì rễ sẽ dày và nhiều hơn.

Tôi đã từng trồng cây gừa trong chậu lớn. Tôi đã để chúng phát triển trong 2 năm để rễ cây dày lên và bám chặt vào đá. Nếu cây trồng phát triển quá nhanh (hoặc chúng ta thiếu kiên nhẫn) thì thời gian có thể lùi lại là một năm.

Có thể bạn quan tâm :   Bí kíp trồng và chăm sóc cây tùng la hán để bàn mini

Ngay khi lấy cây từ trong chậu ra, ta bỏ đất đi rồi rửa sạch, để lộ rễ. Làm nhẹ tay để không làm hư rễ mới được hình thành.

Ở đây chúng ta thấy rễ cây được bám vào đá bằng cách dùng dây ghép cây. Rễ dưới được phép lộ ra ở phần đáy của dây ghép. Ta có thể thấy ở những chỗ dây ghép bọc chưa chặt, rễ thoát ra ngoài, do đó yêu cầu là phải quấn khá chặt dây ghép.

Dùng kéo sắc cắt bỏ phần dây ghép, lưu ý là đừng cắt phăng rễ. Ở đây chúng ta thấy rõ phần rễ và đá được lộ ra. Sau giai đoạn hai năm, rễ cây đủ dài, dày và thật sự bám vào đá. Phần rễ này đã phát triển đáng kể và sẽ là “phần thân dưới” của bonsai khi được trồng vào đĩa gốm.

Đối với những cây mini:


Trước tiên phải có cây sanh và tảng đá vừa ý, sau đó trải rễ lên đá dùng dây cố định rễ, tiếp đó bạn trộn đất + cát + phân chuồng hoai với tỷ lệ 1+1+1 (trộn với nước như vữa), sau đó trát một lớp mỏng khoảng 01cm lên rễ đã được cố định trên đá, dùng nilon bọc chặt lại và chăm sóc tưới giữ ẩm.

3. Những chú ý khi ghép đá vào cây bonsai

Nên chọn loại chậu gốm màu nâu không tráng men hoặc màu xanh lá cây để trồng bonsai vì chúng tương đối hài hòa với màu lá.

Nếu bạn đặt cây trong đĩa hình ovan, màu xanh lam, hơi thiên về phía bên trái thì theo tôi, bố cục chậu bonsai trông sẽ đẹp hơn đặt ở ngay trung tâm.

Khi đã trồng vào chậu, cây khá rậm rạp, vì thế bạn cần tỉa cành thường xuyên để làm tăng cấu trúc cành. Khi các cành đã phát triển khá đầy đủ, chúng ta xén lại để tạo hình. Cứ tiếp tục uốn nắn theo chủ đích của bạn cho đến khi đạt được hình dạng mong muốn.

Xem thêm