Sâu xanh đục trái


Tên khoa học:
Helicoverpa armigera

Họ Ngài Đêm: Noctuidae

Bộ Cánh Vảy: Lepidopera

Đặc điểm hình thái sâu xanh

* Vòng đời: Vòng đời trung bình của sâu xanh từ 28 – 50 ngày

– Trứng: 2-7 ngày

– Sâu non: 14 – 25 ngày

– Nhộng: 10 – 14 ngày

– Trưởng thành: 2 – 5 ngày

Ấu trùng sâu xanh, sâu xanh, sâu xanh hại ngô

Ấu trùng sâu xanh gây hại bắp, lá đậu, trái cà chua

ngài và thành trùng sâu xanh, sâu xanh hại ngô

Thành trùng, trứng sâu xanh

Sâu xanh đục quả, ngài sâu xanh, đặc điểm sâu xanh

Sâu xanh đục quả (Helicoverpa armigera – noctuidae)

Bướm thân dài 18-20mm, sải cánh rộng 30-35mm, màu nâu nhạt, trên cánh trước có các đường vân rộng màu xanh thẵm.

Trứng hình bán cầu, lúc đầu trắng sau chuyển màu nâu, trên bề mặt có nhiều đường gân dọc. Trưởng thành (bướm) đẻ trứng rải rác trên các bộ phận non của cây bông như lá non, nụ… Một con bướm có thể đẻ từ 800  2800 trứng.

Sâu xanh non có màu xanh lá cây, hồng nhạt hoặc nâu thẫm, trên thân có sọc đen mờ, đẫy sức dài 40mm. Nhộng màu nâu, dài 18-20mm, cuối bụng có 2 gai song song.

Sâu trưởng thành chui ra khỏi quả để hóa nhộng trong lớp đầt sâu 5-10 cm. Sâu trưởng thành hoạt động vào ban đêm hoặc chiều tối sức bay khỏe và xa và có thể đẻ 1.000 quả trứng, trứng đẻ riêng từng quả, thường ở mặt trên của lá non, nụ hoa và gần quả. Sâu thường xuất hiện nhiều vào giai đoạn cây ra hoa rộ và tạo quả.

Đặc điểm gây hại của sâu xanh

  • Sâu xanh hại cây ngô (cây bắp)

Sâu xanh hại ngô và biện pháp phòng trị

Sâu xanh gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây ngô (cây bắp). Khi cây ngô còn non, sâu ăn các bộ phận non của ngô như ngọn, lá non làm thủng lá, làm cây ngô sinh truởng chậm.  Lúc ngô trỗ cờ sâu đục vào lá bao cờ, gây hại cho bao phấn, bông cờ. Khi cây có bắp, sâu ăn hạt non hoặc đục vào trong bắp. Chất thải do sâu non bài tiết làm kết dính lá bao cờ, cản trở việc trổ cờ và tung phấn. Trên cây ngô (cây bắp), sâu non cắn phá râu ngô, làm giảm tỉ lệ đậu hạt. Nhiều khi sâu còn đục và ăn phần đầu bắp ngô, gây thối bắp ngô khi gặp mưa.

  • Sâu xanh hại cây cà chua

Sâu non nhỏ tuổi ăn búp, lá non, nụ hoa, sau đó cắn chui vào quả từ cuống. Các lá và các chùm hoa bị sâu ăn có thể bị gãy.

Từ tuổi 3 sâu đục vào trong quả, thiệt hại nhất là vào giai đoạn này, những quả mới hình thành khi sâu tấn công thường bị rụng, những quả lớn hơn có thể bị thủng và thối, chỗ quả bị đục thường bị thối, đùn phân ra ngoài. Một đời sâu non có thể di chuyển đục nhiều quả.

  • Sâu xanh đục trái hại cây ớt

Sâu ở phía ngoài thò đầu vào bên trong phá hại búp non, nụ hoa, cắn điểm sinh trưởng, đục thủng quả từ khi còn xanh cho đến lúc gần chín làm thối trái. Nhộng màu nâu đỏ nằm trong lá khô hoặc trong đất.

Sâu xanh đục trái ớt

(A) Vòng đời sâu xanh; (B) Sâu gây hại cho trái; (C) Vết sâu đục trên trái.

  • Sâu xanh đục trái hại cây bông vải

Trên cây bông nó được coi là loài sâu đục quả nguy hiểm nhất, làm giảm năng suất bông hạt.

Ngay từ khi sâu non mới nở đã nhanh chóng đục vào ngọn cây, nụ non, hoa, quả.

Sức phá của chúng rất lớn, mỗi con có thể làm hại 15-20 nụ hoa trong đời của nó (13-15 ngày).

Sâu tuổi nhỏ gây hại mạnh hơn sâu tuổi lớn, vì chúng di chuyển nhiều để tìm thức ăn.

Khi đục vào nụ gây ra hiện tượng nụ xòe, quả non bị rụng, sâu tuổi lớn có thể đục vào cả quả già. Trong điều kiện thiếu thức ăn, sâu non có thể ăn cả lá và ăn thịt lẫn nhau.

Sâu xanh đục quả bông

Sâu xanh đục quả bông

Trong sản xuất sâu xanh thường phát triển gây hại trong một số trường hợp sau:

– Những ruộng bông xanh tốt, rậm rạp

– Ruộng bông bón phân không cân đối, bón quá nhiều đạm

– Giống bông có nhiều lông

– Bông trồng vụ khô thường bị sâu xanh hại nặng hơn bông trồng trong vụ mưa.

– Dùng thuốc hóa học không hợp lý tạo điều kiện cho sâu xanh bùng phát gây hại.

Sâu xanh đục quả bông già

Hình 5.21 Sâu xanh đục quả bông già

Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây trồng

  • Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây ngô (cây bắp)

+ Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ quanh bờ để hạn chế nguồn ký chủ phụ của sâu.

Có thể bạn quan tâm :   Rầy mềm (rệp cam)

+ Cày bừa phơi ải, làm đất kỹ trước khi gieo hạt để tiêu diệt nhộng sâu xanh trong đất.

+ Khi phát hiện sâu xanh, có thể phun phòng lúc ngô 3-4 lá, 7-9 lá và trước trỗ cờ 5-7 ngày.

+ Dùng ong mắt đỏ Trichogramma để diệt sâu non

+ Dùng các loại thuốc trừ sâu sinh học như NPV, Bt, VBt  phun khi sâu mới nở phun để trừ sâu non.

+ Có thể phun các loại thuốc hóa học như Cartap 95 SP, Etofenprox, Sherpa 10 EC hoặc Supracide 40 EC …để trừ sâu xanh. Liều lượng phun theo chỉ dẫn ghi trên nhãn thuốc. 

  • Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây đậu

+ Thường xuyên quan sát ruộng đậu, nhất là từ sau khi trồng đến 1 tháng tuổi lá chưa giao nhau, để phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.

+ Sâu có khả năng kháng thuốc cao nên rất khó trị bằng các lọai thuốc sâu thông thường. Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với việc phun thuốc, đặc biệt là lọai gốc cúc tổng hợp (Pyrethroids) vì có biệt tính cao lại mau phân hủy trong đất. Loài sâu này thường hay bị một loại siêu vi khuẩn (vi rút) thuộc nhóm NPV tấn công ở ngoài đồng.

+ Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua, thuốc lá vì đều là cây ký chủ của chúng. Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải một thời gian để diệt nhộng của sâu còn ẩn lại trong đất.

+ Khi cần thiết, dùng các loại thuốc như SAUTIU 1,8 và3,6EC; ANITOX 50SC,ACE 5EC ; CAGENT 5SC và 800WP để phòng trị..Các loại thuốc mới thuộc gốc sinh học như MUSKARDIN (nấm Beauveria bassiana), gốc sinh học: Emamectin,Spinosad,Spinetoram

  • Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây mè (cây vừng)

+ Khi sâu có mật số cao (chủ yếu khi mè trên một tháng tuổi), có thể xử lý bằng các loại thuốc sâu thông thường. Tuy nhiên để hiệu quả trừ sâu cao cần phun khi sâu còn nhỏ (tuổi 2 – 3) với lượng thuốc và nước theo khuyến cáo.

+ Phòng trị: tương tự như sâu cuốn lá:Chỉ sử dụng thuốc khi ở mật độ cao Match 50ND, Polytrin 440ND, Sherpa 25EC…dùng theo liều lượng khuyến cáo.

+ Tuy nhiên, nên luân phiên các loại thuốc để hạn chế hiện tượng kháng thuốc của nhóm sâu nầy.

  • Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây cà chua

+ Thời vụ gieo trồng đồng loạt. Mật độ gieo trồng thích hợp theo từng giống, bón phân cân đối.

+ Bấm ngọn, tỉa cành để khử bớt trứng sâu và sâu non mới nở. Kiểm tra ngắt bỏ các quả đã bị sâu hại nặng để tránh sự lây lan và tích lũy nguồn sâu trên đồng ruộng.

+ Hạn chế phun thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như:

* Nhóm ăn mồi: Bọ xít, Bọ rùa, Chuồn chuồn cỏ…

* Nhóm ký sinh: Các loài ong ký sinh Trichograma sp.

* Nhóm vi sinh vật gây bệnh: Nấm Metarhizium, virus NPV.

– Khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở có thể phun thuốc vi sinh có nguồn gốc BT hoặc các loại thuốc sau: DupontTM Prevathon® 5SC; Akka 3.6EC; Aremec 3.6EC; Shepatin 36EC; Agtemex 5EC; Emaben 3.6WG; Emaxtin 7.6EC…. 

Lưu ý: để phòng trị có hiệu quả cần phát hiện sâu non khi chưa đục vào quả và trong thời kỳ thu hoạch trái nên dùng các loại thuốc có thời gian cách ly ngắn.

  • Biện pháp phòng trừ sâu xanh đục trái ớt

+  Phát hiện ổ trứng và kịp thời ngắt bỏ.

+ Nên bắt sâu bằng tay kết hợp với dùng bả mồi.

+ Tránh trồng xen canh với bắp, cà chua…

+ Sau mỗi vụ nên xới đất rồi phơi ải.

+ Phun  các  loại  thuốc  có  hoạt  chất  Emamectin;  Lufenuron  hay  hỗn  hợp (Chlorantraniliprole + Abamectin)…

  • Biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cây bông vải

– Sử dụng các loài thiên địch: ong mắt đỏ ký sinh trứng, ruồi ký sinh sâu non và nhộng, bọ rùa, bọ xít, bọ xít cổ ngỗng, bọ xít trắng vai nhọn, chuồn chuồn cỏ, virus ký sinh sâu xanh…

Bọ xít hoa trưởng thành ăn sâu xanh hại bông

Bọ xít hoa trưởng thành ăn sâu xanh hại bông

Virus ký sinh sâu xanh

Virus ký sinh sâu xanh

Nhện ăn sâu xanh

Nhện ăn sâu xanh

Ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp. tấn công sâu xanh

Ấu trùng chuồn chuồn cỏ Chrysopa sp. tấn công sâu xanh

– Đa dạng hóa hệ thống cây trồng bằng cách trồng bông với các cây trồng khác.

– Bố trí thời vụ thích hợp tránh né giai đoạn bông ra nụ rộ trùng với thời điểm phát sinh của sâu.

– Trồng giống bông có gen Bt kháng sâu miệng nhai.

Sâu xanh gây hại không đáng kể đến năng suất nên không cần dùng thuốc hóa học để phòng trừ sâu xanh

Nguồn: Admin tổng hợp