Sâu cuốn lá hại cây đậu


Tên khoa học:
Lamprosema indicata

Họ: Pyralidaee

Bộ: Lepidoptera 

Đối tượng cây trồng bị hại: Đậu nành, ngoài ra còn một số cây đậu khác.

Đặc điểm hình thái sâu cuốn lá Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành):

Thành trùng sâu cuốn lá hại đậu tương (đậu nành)

Thành trùng (Bướm, ngài) Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành)

+ Thành trùng: Thành trùng Lamprosema indicata là 1 loài ngài sáng giống sâu cuốn lá như trên lúa, kích thước nhỏ hơn dìm cánh không đen, cánh trước có 3 đường vân dài cắt ngang cánh, cánh sau có 2 đường vân.

+ Trứng: Trứng loài Lamprosema indicata màu hồng nhạt, đẻ rời rạc trên các phần thân của cây.

Ấu trùng (sâu) cuốn lá Lamprosema indicata

Sâu cuốn lá Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành)

+ Ấu trùng:  Có màu nâu nhạt, đầu màu nâu.

Tập quán sinh hoạt và gây hại của sâu cuốn lá Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành):

Thành trùng hoạt động mạnh vào chiều tối, thích ánh sáng đèn. Thông thường đẻ trứng ở mặt dưới lá non.

Sâu cuốn lá Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành) lá bị hại

Lá đậu tương (đậu nành) bị phá hại

Sâu cuốn lá rất phổ biến ở các vùng trồng đậu tương. Sâu phá hại lá bánh tẻ từ giai đoạn cây con cho đến khi có quả non. Sâu non lúc nhỏ gặm ở mặt dưới của lá. Từ tuổi 3, sâu non bắt đầu nhả tơ cuốn gập lá hoặc gập 2 lá lại với nhau, trong 1 cuốn lá có 1 con, sâu non ở bên trong gây hại lá,  ăn từng mảng chừa gân. Sâu phá hỏng và làm giảm diện tích quang hợp của cây.

Có thể bạn quan tâm :   Nhệt dẹt đỏ

Biện pháp phòng trị sâu cuốn lá Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành):

– Làm bung lá trước khi phun thuốc.

– Dùng các thuốc thông dụng.

Nêu chi tiết tại bài viết: Quản lý sâu hại tổng hợp (IPM) trên cây đậu tương (đậu nành)

Xem thêm Video Clip: Kỹ thuật phát hiện và phòng trừ sâu cuốn lá Lamprosema indicata hại đậu tương (đậu nành)

httpss://www.youtube.com/watch?v=24BgnviCg0M

Nguồn: Admin tổng hợp