Kỹ thuật trồng hoa Lan hồ điệp thủy sinh tuyệt đẹp


Lan Hồ Điệp là loại hoa được trồng phổ biến nhất do đặc tính dễ trồng và ra hoa gần như quanh năm với những bông hoa kích thước lớn nhưng duyên dáng. Lan Hồ Điệp có thể phát triển tốt trong điều kiện trồng trong nhà vì thường rất lâu tàn khi được chăm sóc đúng cách.

»»» Các bước trồng hoa hướng dương tại nhà

Trồng hoa Lan Hồ Điệp thủy sinh có rất nhiều cách nhưng có lẽ trồng theo cách thủy canh có khá ít người áp dụng bởi hơi cầu kỳ và chăm sóc cũng khó hơn so với các phương pháp trồng hoa lan thông thường.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp thủy sinh

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp thủy sinh

Điều kiện trồng hoa Lan Hồ Điệp

Môi trường sống của hoa Lan Hồ Điệp cần đảm bảo sự phù hợp về ánh sáng và độ ẩm. Thường vào mùa thu khi giai đoạn phát triển của bộ lá đã hoàn thành. Ngòng hoa sẽ xuất hiện bên dưới lá thứ hai hoặc thứ ba từ trên xuống.

Lan Hồ Điệp ngoài tự nhiên thường ra hoa vào cuối mùa đông đầu mùa xuân. Đó là khoảng thời gian mà có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 16 độ để tạo điều kiện cho Lan Hồ Điệp phát ngòng hoa.

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp thủy sinh

Kỹ thuật trồng hoa Lan Hồ Điệp thủy sinh dù chăm sóc hơi vất nhưng khá đẹp

Chọn chậu trồng hoa Lan Hồ Điệp thủy sinh

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp thủy sinh

Một cây Lan khỏe mạnh đòi hỏi có một bộ rễ khỏe. Ngoài ra hoa Lan Hồ Điệp là loài sống phụ sinh. Chúng quen với môi trường sống bám trên các thân hoặc cành cây hơn là trong chậu. Vậy nên cần lưu ý khi chọn chậu cho Hồ Điệp không nên nén quá chặt.

Khi trồng thủy canh nên sử dụng bình hoặc lọ thủy tinh trong suốt để rễ cây có thể tiếp xúc ánh sáng, kích thích rễ phát triển nhanh. Hơn nữa, bình trong suốt giúp bạn canh chính xác mục nước. Thêm niềm vui khi thấy những cái rễ xanh mướt phát triển dài ra mỗi ngày.

Kỹ thuật trồng hoa Lan Hồ Điệp thủy sinh

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp thủy sinh

Trồng hoa Lan Hồ Điệp có thể lựa chọn vào bất cứ thời gian nào trong năm. Thời điểm thích hợp nhất là ngay khi cây kết thúc mùa hoa bởi giai đoạn này cây sẽ tập trung vào phát triển bộ rễ. Đây là cơ hội để rễ mới làm quen với môi trường nước.

Để tiến hành trồng hoa Lan Hồ Điệp thủy sinh được cần nhẹ nhàng tách cây ra khỏi chậu cũ khi vừa mua giống về. Loại bỏ toàn bộ giá thể và rêu bám trên mặt rễ. Dùng vòi nước rữa sạch hai mặt lá. Xịt vào rễ cho đến khi toàn bộ rễ sạch không còn giá thể cũ bám vào.

Dùng cồn hoặc các loại chất khử trùng lau sạch lưỡi kéo. Dùng kéo cắt bỏ các rễ bị úng thối. Đối với rễ bị hư nhiều thì cắt bỏ toàn bộ rễ đó tức là chỗ cắt sát với thân cây. Đối với rễ chỉ hư một ít thì cắt bỏ nhánh rễ hư đó. Sau khi đã cắt bỏ rễ thối thì tiến hành công đoạn trữ nấm.

Sau khi đã chọn được bình chứa phù hợp thì cho cây vào bình. Giữ cho cây thẳng đứng theo miệng bình. Đổ lượng nước rất ít khoảng 30ml vào bình là đủ để tạo ẩm độ cho rễ. Không nên đổ nhiều nước sẽ làm ngập gây thối rễ.

Cách chăm sóc cây hoa Lan Hồ Điệp thủy canh

Kỹ thuật trồng lan hồ điệp thủy sinh

Trồng hoa Lan Hồ Điệp cần tập trung chăm sóc thật tốt. Lưu ý, mỗi vị trí trồng hoa Lan lại có một cách tưới khác nhau. Ví dụ như trồng ở ban công, cạnh cửa sổ chỉ tưới nước khi giá thể bắt đầu khô. Thường là từ 7 đến 10 ngày. Đối với những cây Lan trồng ngoài trời thì thời gian tưới nước giữ độ ẩm cho cây phải được tiến hành thường xuyên hơn.

Có thể bạn quan tâm :   Cách trồng và chăm sóc hoa cát cánh chi tiết nhất

Khi cây đã quen thì có thể ngâm cây trong nước toàn thời gian và chỉ thay nước 1 tuần hoặc 1 tháng một lần. Việc thay nước là cần thiết để làm tăng nồng độ ôxy trong nước giúp cây phát triển tốt. Lưu ý việc sử dụng nước cần dùng nước ấm tránh dùng nước quá lạnh khiến cây bị sốc.

Việc bón phân cũng không phải là chuyện dễ. Vì rễ hoa Lan Hồ Điệp tương đối nhạy cảm. Khi bón phân cần phải pha loãng theo hướng dẫn trên bao bì rồi dùng bình phun đều trên lá. Hoặc đổ phân vào chậu rồi nhúng toàn bộ rễ vào ngâm trong 30 phút. Sau đó lấy cây ra và đặt trở lại bình cũ. Tùy từng giai đoạn kích rễ, dưỡng cây hay ra hoa mà sử dụng phân có hàm lượng NPK. Việc trong lan thủy canh cần sự kiên nhẫn từ người trồng. Nên thử nghiệm với một vài cây cho đến khi thành công.

Sâu bệnh hại hoa Lan Hồ Điệp

Trồng hoa Lan Hồ Điệp thủy sinh cần phải lưu ý những biểu hiện của bệnh thối rữa xuất hiện trên cây. Vì bệnh này phát triển rất nhanh chóng, có thể giết chết cây chớp nhoáng trong vài ngày.

Nếu chỉ thấy trên lá xuất hiện những chỗ đậm màu ta phải phun thuốc ngay. Nếu lá và rễ đã bị thối, phải dùng kéo hoặc dao đã khử trùng cắt xa chỗ bị bệnh. Nếu cần ta có thể cắt bỏ cả nguyên lá hoặc rễ. Lưu ý vết cắt phải được khử trùng bằng Vadơhn trộn Zineb.

Sau đó phải cách ly cây bệnh vì chúng lan truyền rất nhanh chóng. Khi cây đã có trục phát hoa không nên thay đổi vị trí. Vì như thế dễ làm nụ hoa bị rụng. Sự thiếu độ ẩm, sử dụng phân bón quá độ cũng làm cho nụ hoa vàng và quăn lại. Khi hoa đã tàn, ta có thể cắt trục phát hoa đến mắt thứ tư (chừa lại 4 mắt). Các mắt này thường cho ra các chồi bên và có thể ra hoa vào mùa nắng.

Ngoài ra, hoa Lan Hồ Điệp vẫn bị một số loài côn trùng cắn phá. Loài rệp nhỏ đến nỗi mắt thường không phân biệt được. Với kính lúp có độ mạnh, ta sẽ thấy được những con côn trùng màu hơi đỏ, nhỏ xíu. Ngoài ra một loài rệp đốm và vảy u với kích thước lớn hơn cũng gây ra một tác hại đáng kể. Dùng Serpa với nồng độ nửa muỗng canh cho 4 lít nước, kết quả sẽ chắc chắn. Sau đó cần tưới nước trà loãng cho lan Hồ Điệp hàng ngày, ngoài tác động kích thích nó còn có tác dụng để diệt những mầm khuẩn bệnh do chất tanin trong nước trà .

Xem thêm