Hoa dâm bụt là một trong những loài hoa được trồng phổ biến nhất. Nó có mặt ở khắp nơi từ công viên, biệt thự sân vườn cho tới bàn làm việc. Sở dĩ nó được nhiều người lựa chọn không chỉ bởi kỹ thuật trồng hoa Dâm bụt đơn giản, chăm sóc không quá cầu kỳ mà cái chính là màu sắc đẹp, thần thái tươi trẻ và ý nghĩa của nó.
Kỹ thuật trồng hoa Dâm bụt lùn cho hoa đẹp bốn mùa
Trồng hoa xin chia sẻ đến bạn đọc Cách trồng hoa Dâm bụt lùn cho hoa đẹp bốn mùa. Cùng tham khảo nhé!
Kỹ thuật trồng hoa Dâm bụt lùn
Chọn giống hoa dâm bụt lùn
Giống luôn là yếu tố đầu tiên quyết định tới chất lượng cây trồng. Khi chọn cần đảm bảo hạt giống chắc mẩy, không nấm mốc
Kỹ thuật trồng cây hoa dâm bụt lùn đơn giản, dễ chăm sóc
Nhiệt độ thích hợp trồng hoa dâm bụt lùn
Tuy là cây dễ sinh trưởng và phát triển ở nhiều điều kiện khác nhau. Nhưng khi tiến hành trồng cây dâm bụt phải đảm báo các yếu tố như thoáng gió, lượng ẩm và ánh sáng vừa đủ. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất cho cây dâm bụt lùn là 15 đến 32 độ.
Đất trồng cây hoa dâm bụt lùn
Cây dâm bụt lùn trồng trong chậu ưa đất hạt nhỏ và đất mùn giàu dinh dưỡng. Tỷ lệ tùy thuộc vào chậu trồng to hay bé mà bố trí vừa đủ.
Kỹ thuật trồng cây hoa dâm bụt lùn
Kỹ thuật trồng hoa dâm bụt lùn trong chậu có thể áp dụng bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành. Đối với cây hoa dâm bụt lùn thì lựa chọn gieo hạt vẫn khả thi hơn.
Thời điểm gieo và trồng thích hợp nhất vào khoảng tháng 5 hoặc tháng 9 hàng năm. Lưu ý khi tiến hanh gieo hạt cần phải dùng vòi hoa sen phun nước nhẹ nhàng cho đất ẩm để kích thích hạt nhanh nảy mầm.
Cây không ưa ánh nắng trực tiếp nhưng nếu thiếu nắng cũng không thể phát triển đều và cho hoa nở đẹp được. Vì thế, sau khi trồng xong nên đặt cây nơi có đủ ánh nắng và thoáng gió. Tưới thêm nước sau khi bề mặt đất trong chậu đã khô.
Kỹ thuật trồng hoa dâm bụt lùn cần chú ý trong cách cắt tỉa cây sẽ cho hoa nở quanh năm
Cách chăm sóc cây hoa dâm bụt lùn
Khi cây đã phát triển được từ 2-3 tháng, cần phải chăm sóc cho cây tốt hơn và thường xuyên tỉa cành lá. Bỏ những cành lá không phát triển và chậm phát triển để giúp cho cây không bị sâu bệnh hại tấn công. Công việc cắt tỉa cũng phải diễn ra thường xuyên vì loài cây này phát triển rất nhanh. Nếu thấy cây hoa dâm bụt có hiện tượng còi cọc, lá xoăn cần tăng cường dinh dưỡng bằng cách bón phân đạm nhưng ở mức độ vừa phải.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa dâm bụt
Kỹ thuật trồng hoa dâm bụt lùn nếu không biết cách áp dụng đúng cách trồng và chăm sóc thì rất dễ bị sâu bệnh như côn trùng gây hại, gây bệnh, làm cho lá bị co, nhỏ lại. Vì vậy nên phòng bệnh bằng cách đặt cây ở nơi thoáng gió. Phòng bệnh cho cây bằng cách phun dung dịch EC với nồng độ 10% pha loãng theo tỷ lệ 1 : 2.000 để diệt côn trùng.
Cách làm cho hoa dâm bụt lùn nở quanh năm
Sau khi cây ra hoa đợt 1 xong có thể tiến hành cắt tỉa những cành già và để lại những cành đang phát triển. Việc làm này ngoài việc giúp cây phát triển đợt mới cũng là cách để cho hoa tiếp tục nở cho đợt sau. Cộng thêm việc chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả chắc chắn hoa sẽ nở quanh năm.
Tác dụng của hoa Dâm bụt
Dâm bụt lùn có nhiều tác dụng về y học mà không nhiều người biết tới. Theo Đông y, lá dâm bụt vị nhạt, nhớt, tính bình. Có tác dụng làm dịu, an thần, tẩy nhẹ, nhuận tràng. Chữa viêm niêm mạc dạ dày, ruột, đại tiện ra máu, kiết lỵ, mụn nhọt, ghẻ lở, mộng tinh, đới hạ.
Hoa dâm bụt vị ngọt, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Chữa kinh nguyệt không đều, khó ngủ, hồi hộp, đái đỏ.
Vỏ rễ dâm bụt vị ngọt, tính bình, có tác dụng điều kinh, chống ho tiêu viêm. Chữa viêm tuyến mang tai, viêm kết mạc, viêm khí quản, viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, bạch đới, kinh nguyệt không đều, mất kinh.
Trên đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật trồng hoa dâm bụt lùn cơ bản nhất. Để có một vườn hoa đẹp bốn mùa, cần phải trang bị nhiều kiến thức hơn nữa về cách chăm sóc cây, phòng bệnh và có giải pháp trang trí vườn phù hợp.
Xem thêm