Bọ trĩ là một loại côn trùng gây nguy hại cho cây trồng đặc biệt là cây hoa hồng. Khi bị bọ trĩ tác động, lá hoa hồng, nụ hồng bị biến dạng quăng queo làm mất đi tính thẩm mỹ của cây. Mà quan trọng hơn cây hoa hồng sẽ mất sức sống một cách trầm trọng. Cây còi cọc dần, rất ít phát triển tược non mới nếu không phòng trị kịp thời.
Vậy diệt trừ bọ trĩ như thế nào? Hãy tham khảo một số mẹo diệt tận gốc Bọ trĩ gây hại hoa hồng mà chúng tôi chia sẻ dưới đây nhé!
Đặc điểm của bọ trĩ gây hại hoa hồng
Bọ trĩ Tên tiếng anh là Rice Thrips, tên khoa học: Stenchaetothrips biformis thuộc Họ: Thripidae, Bộ: Thysanoptera.
Bọ trĩ có kích thước rất nhỏ khoảng 1mm nên chúng ta khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Do đó cách nhận biết chúng là xem các biểu hiện trên lá hoa hồng.
Biểu hiện gây hại
Khi bị bọ trĩ chích hút, trên lá hoa hồng xuất hiện các biểu hiện như ngọn non, lá non bị xoăn, quăn queo làm cho nụ non. Ngọn non không mở được dẫn đến hoa không thể nở to và còn bị biến dạng.
Biểu hiện gây hại trên lá non và nụ, lá non không mở được, nụ thiếu chất thâm đen
Thời tiết nắng nóng và mật độ cây trồng dày đặc cũng là điều kiện thuận lợi để cho bọ trĩ phát triển.
Biểu hiện lá bị bọ trĩ chích hút
Các lá trưởng thành hoặc các lá già có hiểu hiện thâm lá, xuất hiện các vết đen loang lổ màu nâu đồng. Biểu hiện này là do bọ trĩ chích hút dẫn đến tổn thương lá làm nấm bệnh phát triển. Gây ra một số bệnh nữa là đốm đen, đốm nâu.
Chúng hoạt động cả ngày lẫn đêm, khi có tiếng động chúng trốn và ẩn nấp trong các ngọn hồng non, trong hoa, ẩn nấp trong những kẽ kín. Biểu hiện đáng quan tâm nhất chính là biểu hiện xoăn ở các ngọn non và các lá non.
Biện pháp phòng ngừa bọ trĩ gây hại hoa hồng
Thời tiết nắng nóng kéo dài, đặc biệt là khí hậu mùa hè chính là môi trường thuận lợi nhất để bọ trĩ phát triển, sinh sôi và lan rộng. Chính vì vậy đối với những vườn cây hoa hồng, muốn hạn chế tối đa sự xâm hại của bọ trĩ các bạn cần chú ý các vấn đề sau:
– Luôn luôn chú ý tỉa cành, lá và hoa hư hỏng, dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh cho vườn thông thoáng, tránh để vườn cây um tùm.
– Không nên bón phân lai rai. Phải bón tập trung để cho lộc non ra đều khi phải phun thuốc sẽ giảm được số lần phun.
– Từ khi cây ra búp, ra nụ và chuẩn bị nở thì nên sử dụng một số loại thuốc có thành phần:
- Abamectin
- Emamectin benzoate
- Acetamiprid + Dvprofezin
- Azadirachtin + E. benzoate
– Ngoài ra còn có thuốc hóa học có thành phần như: Spinetoram 60g/l
– Đặc biệt khi chăm sóc hoa hồng bạn cần thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh nhanh nhất, kịp thời điều trị.
Mẹo diệt tận gốc Bọ trĩ gây hại hoa hồng
- Cắt tỉa toàn bộ hoa đang và sắp nở trên cây, cắt tỉa lá già. Dọn dẹp rác xung quanh gốc cây và khu vực xung quanh để hạn chế tối đa nơi ẩn nấp của bọ trĩ
- Đối với những cây hoa hồng chưa sử dụng thuốc trị bọ trĩ lần nào bạn có thể sử dụng Radian với liều lượng như trong hướng dẫn sử dụng.
Nếu bạn đã sử dụng thuốc nhiều lần thì cần tăng nồng độ thuốc bằng cách kết hợp thêm với thuốc trị rầy hoặc rệp như Marshal hoặc sát trùng đan hoặc các loại thuốc trị rệp sáp khác.
Lưu ý để diệt trừ triệt để bạn nên phun liên tục 3 lần
- Khi cây mới có biểu hiện bọ trĩ phun thuốc từ 5-7 ngày/1 lần
- Bị nặng và tổn thương tới 80% thì phun triệt để 3 ngày/1 lần.
Lưu ý khi phun thuốc
- Vào mùa hè nắng nóng lên phun tầm 8h sáng, mùa đông tầm 9h sáng, tránh ngày mưa gió mạnh.
- Đeo gang tay, khẩu trang tự bảo vệ mình
- Sau khi phun cần tắm rửa sạch bằng xà phòng
- Cách ly khu vực phun không để trẻ em lại gần.
- Sau khi phun thuốc diệt trừ bọ trĩ các bạn cần bổ sung dinh dưỡng cho cây bằng phân bón lá hoặc phân bón gốc để cây phục hồi , tiếp tục phát triển và cho đợt hoa mới.
Với mẹo diệt tận gốc bọ trĩ gây hại hoa hồng mà chúng tôi chia sẻ trên đây hy vọng sẽ là thông tin bổ ích cho bạn. Hãy áp dụng đúng cách, đúng loại thuốc để diệt bọ trĩ cho cây phát triển tốt nhé. Chúc các bạn có vườn hồng khỏe đẹp
Xem thêm