Bệnh sương mai trên cây hồng được gây ra bởi một loại nấm gọi là Peronospora Sparsa (tên gọi khác: Pseudoperonospora sparsa). Bệnh này gây rụng lá nặng và nhanh chóng. Ban đầu bệnh làm lá non cong lại màu vàng, bào tử màu xám chỉ xuất hiện ở mặt dưới lá. Lá bị bệnh có triệu chứng khác nhau từ vệt màu vàng, màu tím đến màu nâu hình dạng bất định, đến một quầng cháy sém như bỏng.
Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết về bệnh sương mai và biện pháp phòng trừ bệnh này để cây hoa hồng phát triển khỏe mạnh nhé!
Nguyên nhân phát sinh bệnh sương mai
Do điều kiện thời tiết nắng nóng và ẩm độ cao (từ tháng 4-5) đã làm cho bệnh sương mai phát sinh và tấn công gây hại nặng nề cho cây hoa hồng.
Thời điểm bệnh phát triển mạnh
Bệnh sương mai gây hại nhiều nhất cho cây hoa hồng vào thời điểm giao mùa, khi đó nhiệt độ giữa ngày và đêm có sự chênh lệch cao, đồng thời vào sáng sớm có thể có nhiều sương đọng trên lá.
Tác hại của bệnh sương mai đối với cây hồng
Khi cây hồng bị nhiễm bệnh sương mai, sẽ gây rụng lá, làm hoa hồng trở nên còi cọc. Năng suất và chất lượng của cây hoa hồng giảm hẳn.
Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai trên cây hoa hồng
Thường xuyên vệ sinh, chăm sóc vườn hoa hồng. Thu gom tàn dư nấm bệnh đem hủy. Tạo độ thông thoáng nhất định cho vườn. Không nên trông các cây hồng với mật độ quá dày.
Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật diệt nấm định kì 7-10 ngày. Luân phiên sử dụng các hỗn hợp chứa thuốc diệt nấm với chất hóa học khác nhau để ngăn ngừa kháng thuốc.
Thuốc điều trị bệnh sương mai:
- Cucuminoid ( Stifano 5.5 SL),
- Ethaboxam ( Danjiri 10 SC),
- Eugenol (Genol 0.3 SL, 1.2 SL),
- Iprovalicarb + Propineb (Melody duo 66.75WP)
Xem thêm