Sen đá là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc nhưng cũng dễ bị bệnh hại. Dưới đây là các bệnh hại cây sen đá và cách phòng trừ. Cùng tham khảo nhé!
1. Cây bị thiếu nắng hoặc thừa nắng
Vấn đề liên quan đến độ chiếu sáng cho cây là vấn đề thường gặp nhất đối với các loài sen đá. Khi cây bị thiếu sáng, nắng trong một thời gian dài sẽ dẫn đến thay đổi hình dạng, lá yếu ớt, nhạt màu. Nếu để cây tiếp tục trong tình trạng đó, cây sẽ thối và chết. Chính vì thế, các bạn nên chú ý đến cây, cho cây ra phơi nắng sáng nhẹ, ít nhất 2 lần/1 tuần nhé.
Cây thừa nắng, cây có hiện tượng cháy nắng khi chúng ta để cây dưới ánh nắng trực tiếp, khi nhiệt độ quá cao, đặc biệt lúc buổi trưa. Hoặc khi các bạn nhận cây con về, trồng ngay và cho ra chỗ nắng ngay (chúng ta cần lấy cây con ra để khoảng 1 ngày, sau đó thay đất cho cây, đất chỉ hơi ẩm và trồng trong chỗ râm mát)
2. Cây thừa nước
Đây là bệnh thường gặp ở các loại cây mọng nước. Nguyên nhân chủ yếu là do tưới nước quá nhiều, đất trồng không đủ thoáng nước, trồng ở thời tiết quá ẩm, mưa nhiều… nói chung là do dư nước. Cây bị thối nhũn là do vi khuẩn xâm nhập, gặp điều kiện thuận lợi gây thối cây. Vùng cây thối sẽ mềm nhũn, có mà vàng nhạt, đôi khi chảy nước đục. Sự nhiễm khuẩn phát tán khá nan ở sen đá, khoảng 1-2 ngày là thối nguyên cây
Biện pháp phòng tránh
– Trong quá trình chăm sóc cần tránh việc làm hư hại lớp da cây, nếu bị trầy xước hãy để cây trong điều kiện khô ráo không nước 2-3 ngày chờ vết thương khô hẳn mới chăm sóc lại bình thường.
– Khi mới mua cây về hay khi thay đất nên dùng đất khô và không tưới nước trong ít nhất 2-3 ngày để các tổn thương vô hình khô và lành sẹo.
– Nên trồng cây ở nơi có đủ ánh sáng, thông thoáng và tránh nước mưa trực tiếp để có thể kiểm soát lượng nước tưới tốt.
– Đất trồng nên dùng loại đất chứa nhiều sạn sỏi để thoát nước tốt tránh gây ngập úng.
– Kiểm tra đất trồng: nếu môi trường trồng, đất quá lâu khô( 4-5 ngày) thì nên đem phơi nắng hoặc quạt cho đất khô.
– Phun thuốc chống nấm cho cây vào mùa mưa khi thời tiết có độ ẩm cao.
3. Cây thiếu nước
Lá gần gốc bị nhăn hoặc héo. Hiện tượng này có thể là do cây thiếu nước hoặc lá già. Khi hiện tượng này xảy ra thì các bạn nên bổ sung nước tưới cho cây và rút ngắn khoảng cách tưới giữa các lần tưới
4. Sen đá bị nấm, rệp sáp tấn công
Biểu hiện rõ nhất là lá (thường là tầng lá giữa cây) bị thối đen rồi lan rộng ra các lá khác và toàn thân. Bệnh này rất dễ phát triển vào lúc giao mùa, nhất là khi mưa kéo dài.
Nếu cây có biểu hiện như trên thì rất khó cứu và thường phải cắt bỏ. Chính vì vậy tốt nhất bạn hãy phòng bệnh cho cây từ trước.
Đối với rệp sáp, biện pháp phòng trừ khá hiệu quả đó là diệt trừ kiến. Vì kiến thường tha rệp sáp tới, tấn công sen đá. Cho nên hãy đảm bảo khu vực trồng cây không có kiến. Ngoài ra, bạn có thể dùng thuốc diệt rệp sáp trải quanh gốc cây. Loại thuốc này có bán tại cửa hàng bảo vệ thực vật.
Đối với nấm thì phòng bằng cách giữ cho khu vực trồng không bị ẩm ướt quá lâu. Kèm theo đó hãy phun các loại thuốc phòng bệnh như COC85, Anzil…
Khi cây bị bệnh, hãy loại bỏ hết các lá bệnh và tiêu huỷ. Tiếp đó, dùng dao khử trùng cắt bỏ phần thân bị thối, giữ lại phần khoẻ mạnh. Bạn hãy để cây nơi khô thoáng khoảng 3 ngày cho vết thương khô đi rồi tiến hành trồng lại
Xem thêm