5 loại bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ


Bệnh trên cây hoa lan là một trong những khó khăn và trở ngại của những người trồng lan. Bệnh gây hại trên rễ, thân, giả hành và hoa. Trên rễ, thân và giả hành nếu không phát hiện sớm và chữa trị kịp thời có thể làm cho cây suy yếu rồi chết. Bệnh trên lá và hoa gây mất vẻ mỹ thuật không trầm trọng đến mức chết cây. Sau đây là các bệnh do nấm và vi khuẩn thường gặp trên cây lan.

1. Bệnh thối đen( Black rot)

5 loại bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Tác nhân:

Nấm Phytophthora palmivora, Buti (Phytophthora cactorum, Shroet). Nấm Pythium ultimum, Trow

Triệu chứng:

Bệnh này tiêu biểu và tai hại nhất cho bất kỳ họ nào của lan, Cattleya đặc biệt dễ nhiễm bệnh. Bệnh nặng được quan sát vào mùa mưa ẩm hoặc trong suốt thời kỳ có sương mù của mùa lan. Cây sẽ bị chết sau một thời gian bị nhiễm bệnh.

Nấm bệnh có thể tấn công bất kỳ bộ phận nào của cây lan, tạo ra sự rữa nát của mô cây. Ở lá đầu tiên là những đốm ngậm nước lan rộng ra nhanh chóng và sau đó chuyển sang màu nâu hoặc đen. Trong điều kiện lạnh và ẩm có thể thấy những khuẩn ty trắng trên vết bệnh. Cây bị chết khi sự nhiễm bệnh vươn tới đỉnh mầm. Nấm bệnh có thể tấn công bộ rễ hay phần ngọn, tạo nên những đốm hoại tử dần dần lan rộng lên hoặc xuống làm rụng cả bộ lá của cây. Hoa bị bệnh tấn công tạo thành vết hoại tử màu đen, có hoặc không có quầng. Hoa còn non bị bệnh thường bị rụng khỏi cuống hoa. Toàn cuống hoa có thể bị sẹo lõm xuống, nếu một vài phần bị nấm bệnh tấn công.

Biện pháp phòng trừ

  • Giữ sự thông thoáng trong vườn lan, tránh trồng quá dầy.
  • Tưới ít nước vào mùa mưa ẩm, nhất là khi dự đoán được thời điểm bệnh bộc phát mạnh trong năm.
  • Tạo sự thoát nước tốt trong việc trồng lan.
  • Giữ cây con tránh bị mưa trực tiếp bằng cách phủ bạt nylon trong suốt mùa mưa vì cây con rất dễ bị nhiễm bệnh.
  • Không dùng những cây bị nhiễm bệnh để nhân giống.
  • Phun thuốc trừ nấm đặc trị Fosetyl – aluminum (tên thương phẩm Aliette 80 WP). Aliette 80 WP là thuốc trừ nấm có tính lưu dẫn hai chiều từ lá xuống rễ và ngược lại. Phun ở nồng độ 1 – 2‰. (phần ngàn) phun cách nhau 5 – 7 ngày để trừ bệnh và 10 – 15 ngày một lần để phòng bệnh. Phun lúc bệnh chớm phát hoặc phun phòng vào thời điểm bệnh thường phát sinh nặng trong năm là tốt nhất.

2. Bệnh thối đen gốc (tàn úa) (Black leg)

5 loại bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Tác nhân:

Nhiều loại nấm gây ra nhưng phổ biến nhất là Fusarium oxysporum, Schiect.

Triệu chứng:

Nấm gây bệnh qua bộ rễ hoặc nhánh non gần cổ rễ và lan dần lên cây. Các cây bị nhiễm bệnh nặng có thể chết 3 hoặc 6 tuần lễ sau khi bị nhiễm. Tuy nhiên, bình thường cây sẽ sống từ 1 năm hoặc lâu hơn trong trạng thái suy yếu liên tục. Bệnh được tìm thấy ở trong căn hành như một vòng hoặc một dải màu tím trong các lớp biểu bì và hạ bì với những chùm mạch hồng nhạt, cuối cùng toàn căn hành có thể bị nhiễm bệnh và chuyển sang màu tía

Phòng trừ

  • Loại bỏ tàn dư bệnh và giá thể cũ.
  • Nhúng hay nhấn chìm cây bệnh từ 10 – 15 phút trong thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm là Vithi M – 70 BTN) hoặc Iprodine (tên thương phẩm Rovral 50 WP). Pha nồng độ 1 – 2‰ (1 – 2 phần ngàn) cũng có thể phun qua lá cách nhau 7 – 10 ngày 1 lần.

3. Bệnh thán thư ( Đốm vàng) (Anthracnose)

5 loại bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Tác nhân:

Nấm Colletotrichum glocosporioides, Saco.

Triệu chứng:

Bệnh xảy ra nặng ở vùng nhiệt đới hơn là ôn đới. Bệnh có thể tấn công bất kỳ các phần từ nào trên mặt đất. Lá thường bị tấn công nhiều nhất. Triệu chứng đầu tiên là lá có chấm tròn màu nâu đỏ chuyển sang nâu, lan rộng ra thành nhiều vòng đồng tâm. Có nhiều dạng tùy loại lan, có loại ở vòng ngoài có màu vàng, có loại ở vòng ngoài có màu nâu đậm hơn ở trong, sau cùng sẽ khô cháy. Vết bệnh ở giả hành theo dạng hình tròn hoặc không đều, lõm sâu nhiều hay ít, vàng tới xanh nhạt. Trên các hoa già hay yếu bị các đốm nhỏ tròn từ nâu tới đen phát triển trên lá đài và cánh hoa, các đốm này phủ lên một vùng rộng đôi lúc cả nụ hoa.

Có thể bạn quan tâm :   Diệt trừ sâu bệnh hại cây hoa Huệ hiệu quả

Phòng trừ

  • Khi bệnh xảy ra, cần chăm sóc cẩn thận và cách ly các cây nhiễm bệnh.
  • Giảm nhịp độ tưới nước, nên tưới vào sáng sớm để mau khô.
  • Phun thuốc trừ nấm Thiophanate methyl (tên thương phẩm Vithi M 70 BTN) hoặc Carbendazim (tên thương phẩm là Vicarben 50 BTN và 50 HP), pha nồng độ 1 – 2‰.

4. Bệnh thối nâu (Bacterial Brown Spot)

5 loại bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Tác nhân:

Vi khuẩn Pseudomonas gladioii (Pseudomonas cattleya, Savulescu)

Triệu chứng:

Trong suốt mùa mưa bệnh trở nên quan trọng, bệnh lan rộng nhanh và gây hại nặng. Những cây lan thuộc giống Dendroblum hầu như đều nhiễm bệnh. Bệnh khởi đầu là một đốm nhỏ, ngậm nước trên lá, dưới điều kiện nóng và ẩm vết bệnh lan rộng ra dần cả lá. Phần bị bệnh thường có dạng nhũn, ướt trong đó vi khuẩn được lan truyền do nước văng tung tóe.

Phòng trừ

  • Chỉ nên mua hoặc tách chiết các cây không có mầm bệnh và cách ly ít nhất 4 tuần trước khi nhập chung vào vườn.
  • Cách ly những cây bệnh. Tưới ít nước cho cây trong suốt thời kỳ bệnh bộc phát và tưới vào lúc sáng sớm để mau khô.
  • Tránh gây thương tích cho cây trong suốt mùa mưa.
  • Giảm lượng phân đạm, gia tăng lượng kali.
  • Thuốc kháng sinh Streptomycin nitrate có thể hạn chế sự bộc phát bệnh, nên phun thuốc kháng sinh vào chiều tối, tránh phun lúc nắng gắt. Thuốc có thể độc cho những dòng lao Vanda. Thuốc trừ nấm gốc sulfate đồng hạn chế được vi khuẩn, có thể gây độc cho một số giống lan, đặc biệt có cây ra hoa và khi nhiệt độ trên 320C. Có thể phun thuốc Kasuran WP nồng độ 1 – 1,5‰. tránh phun cho lan con và không phối hợp hoặc phun liền ngay sau đó các loại thuốc có tính kiềm như lưu huỳnh, vôi và thiophanate methyl.

5. Bệnh thối mềm (Bacterial soft rot)

5 loại bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Bệnh trên cây hoa lan và cách phòng trừ

Tác nhân:

Vi khuẩn Erwinia carotorova (Jones) Holland

Triệu chứng:

  • Bệnh này thường gây hại trên nhiều loài rau cải, cây trang trí hoa và lá, lan các loại Cattleya, Oncidium, Cymbidium, Phalaenopsis, Vanda… Một loài vi khuẩn tên là Erwinia chrysanthemi được báo cáo từ lan Phalaenopsis.
  • Vi khuẩn xâm nhập vào cây qua những vết thương tạo nên vết thối ướt với mùi hôi khó chịu. Vết thối lan nhanh trong lá và rễ, chậm ở căn hành và giả hành. Thời tiết khí hậu nóng và ẩm giúp bệnh phát triển mạnh. Vi khuẩn dựa vào nước mưa và nước tưới văng ra để di chuyển từ cây này sang cây khác.

Phòng trừ:

Giống như cách phòng trừ bệnh thối nâu do vi khuẩn Pseudomonas gladioii.

Trên đây là 5 bệnh trên cây hoa lan, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng trừ hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong việc chăm sóc vườn lan, diệt sâu bệnh hại. Chúc vườn lan nhà bạn luôn khỏe đẹp phát triển tốt

Xem thêm