Sâu ăn bông


Tên khoa học:
Thalasodes sp.

Đặc điểm hình thái của sâu ăn bông (ăn hoa)

– Thành trùng là một loài bướm có chiều dài sải cánh khoảng 2,5 cm, thân và cánh có màu xanh, mép của cánh trước và cánh sau có đường viền nhỏ màu nâu.

Sâu ăn bông chôm chôm

Sâu ăn bông chôm chôm

– Ấu trùng có dạng sâu đo, màu xanh hơi vàng, kích thước khoảng 25- 30 mm, trên thân có những đốm nhỏ màu vàng nâu.

– Nhộng có kích thước khoảng 16 mm, khi mới hóa nhộng có màu xanh lợt và có màu vàng nâu khi sắp vũ hóa, thời gian nhộng kéo dài 6-8 ngày.

– Khi bị động, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông nên rất khó phát hiện.

Đặc điểm gây hại sâu ăn bông (ăn hoa)

– Ngoài hại trên chôm chôm chúng còn gây hại trên nhãn và xoài. Sâu gây hại bằng cách ăn trụi các nhánh bông, có thể phát hiện thấy rất nhiều sâu trên một bông. Loài này có thể tấn công từ khi bông mới bắt đầu nhú ra cho đến giai đoạn đậu trái.

– Ấu trùng ăn phá trên bông và trái non, ấu trùng thường có tập quán bám sát trên các nhánh bông khi bị động nên khó phát hiện. Nhộng màu xanh nhạt, khi sắp vũ hóa chuyển sang màu vàng nâu. Chôm chôm ra bông muộn bị nhiễm nặng hơn các đợt bông sớm

Có thể bạn quan tâm :   Bọ đục cành

Biện pháp phòng trừ sâu ăn bông (ăn hoa)

Phun thuốc khi thấy sâu vừa xuất hiện bằng các loại thuốc Fenbis 25EC 30-35ml/8 lít, Sago Super 10EC 25-30ml/8 lít, Bi 58…. Chú ý thời gian cách ly của mỗi loại thuốc để bảo đảm an toàn cho người sử dụng.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây chôm chôm – Bộ NN&PTNT