Ruồi đục quả địa trung hải


Tên khoa học:
Ceratitis capitata

Tên tiếng anh: Mediterranean fruit fly

Thuộc lớp Insecta, bộ Diptera, họ ruồi đục quả Tephritidae.

Đối tượng gây hại chính của ruồi đục quả địa trung hải

Đây là loài đa thực gây hại trên nhiều loại cây trồng (gây hại trên 200 loại cây). Một số câynhư: Coffee, ớt ngọt, cam quýt, táo, quả hạch, ổi, co ca… Trong đó cây cà phê (Coffea spp.) thườngbị hại nặng.

Đặc điểm hình thái ruồi đục trái địa trung hải

– Trứng: Màu trắng đến vàng kem, dài 1mm.

– Ấu trùng (sâu non, dòi) ruồi địa trung hải

+ Sâu non đẫy sức dài 6,5 – 9,0 mm, rộng 1,2 – 1,5 mm, trên đầu có 9 – 13 nếp nhăn có răng cưa tròn, ngắn

+ Móc miệng màu đen, hoá cứng, rộng và không có răng cưa ở đỉnh.

+ Lỗ thở trước có từ 8 – 10 gai thịt

Ấu trùng (dòi) ruồi địa trung hải

Ấu trùng (dòi) ruồi địa trung hải

– Nhộng: Dạng nhộng bộc, màu vàng nâu.

– Trưởng thành màu vàng nhạt có kích thước 3,5 – 5,0 mm. Chiều dài cánh 4 – 6mm.

+ Đầu: Con đực có đôi lông cứng màu đen ở mép trước.

+ Mảnh lưng ngực: Mảnh lưng ngực màu vàng đến vàng nâu có nhiều đốm đen rõ ràng. Phía trước của mảnh thuẫn có đường zích zắc màu vàng, nửa sau mảnh thuẫn có màu đen.

+ Cánh: Các băng cánh có màu vàng, băng Costa bắt đầu trước điểm kết thúc của gân R1 và bị tách riêng với các băng dạng đĩa bằng vùng không màu tại điểm kết R1. Buồng Anal có đỉnh kéo dài, phía trước và giữa của buồng Anal có các đốm hoặc đường sọc màu tối, buồng Cup phình rộng và kéo dài.

+ Bụng: Hình quả lê, màu nâu vàng đến nâu đỏ, đốt bụng thứ 3 và nửa sau đốt bụng thứ 4 có băng ngang màu sáng hoặc màu vàng, trên bụng có nhiều lông cứng. Con cái có ống đẻ trứng dẹt và dài bằng đốt bụng thứ 5 (1 mm).

+ Chân: Đốt chày chân giữa của con đực không có hàng lông cứng mà phủ lông chim.

Ruồi địa trung hải

Ruồi đục trái địa trung hải

Đặc điểm sinh học – sinh thái ruồi đục trái địa trung hải

– Ruồi cái đẻ trên 1.000 trứng, dưới lớp vỏ quả, nở sau 2 – 4 ngày, sâu non thường ăn thịt quả, chúng phát triển từ 6 – 11 ngày ở 13oc – 28oc. Sâu non dẫy sức nhảy từ quả xuống đất.

Có thể bạn quan tâm :   Các loại rầy, rệp hại hồ tiêu khác

– Nhộng vũ hóa ở tầng đất 50mm và hóa trưởng thành sau 6 – 11 ngày ở điều kiện 24oC – 26oC.Trưởng thành sống khoảng 60 ngày, một năm có 2 – 10 lứa. Vòng đời từ 4 – 17 tuần tùy thuộc nhiệt độ

Đặc điểm gây hại của ruồi đục trái địa trung hải

Chúng gây hại tới hơn 50% sản phẩm thu hoạch đối với vườn cây ăn quả (trái). Sâu non (giòi, dòi) đào lỗ và chui vào trong tép, thường có giọt gôm nhỏ từ trong lỗ chảy ra. Quả bị đục thường nhiễm nấm bán ký sinh, vết bệnh bắt đầu thối và biến nâu, thịt quả thối rữa và quả rụng xuống. Đây là đối tượng hại rất nguy hiểm đang được báo động hiện nay. Ruồi trưởng thành chích và đẻ trứng vào trái cây gây thoái hóa phần thịt quả làm quả bị thối không cho thu hoạch.

Biện pháp phòng trị ruồi đục trái địa trung hải

– Thu gom hết trái rơi rụng trong vườn đem chôn sâu dưới đất có rải thêm vôi bột để tiêu diệt hết trứng và dòi non còn nằm bên trong nhằm tránh lây lan. Không nên thu thập những trái bị hại để ủ đống mà phải đem đốt hoặc chôn sâu dưới 50cm.

– Thường xuyên vệ sinh vườn bằng cách cắt tỉa những cành, nhánh không cần thiết, tạo cho vườn luôn thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế nơi trú ngụ của con trưởng thành.

– Có thể dùng chất pheromon dẫn dụ với tên thương mại là Vizubon-D để làm bẩy dẫn dụ và tiêu diệt con trưởng thành đực (con ruồi đực). Biện pháp này muốn có kết quả cao nên vận động nhiều nhà vườn cùng tiến hành đồng loạt trên diện rộng.

– Sử dụng Protein thủy phân trộn chất độc làm bả diệt ruồi đục trái. Cách làm như sau: pha 100 ml Protein thủy phân với 3 – 5 ml thuốc trừ sâu Regent 5SC, pha loãng với 1 lít nước rồi đem phun cho mỗi cây trên diện tích khoảng 1 m2 tán lá với lượng 50 ml hỗn hợp. Mỗi tuần phun 1 lần vào lúc 8-10 giờ sáng, ruồi sẽ đến ăn và chết làm giảm được mật số nên không gây hại được.

Nguồn: Admin tổng hợp