Ruồi đục lòn (sâu vẽ bùa) rau màu


Tên khoa học:
Liriomyza spp., Liriomyza trifolii

Họ: Agromyzyiidae

Bộ: Diptera

Đối tượng cây trồng bị hại: dưa leo, dưa gang, cà chua, ớt, đậu nành, đậu trắng, khoai tây…

Đặc điểm hình thái ruồi đục lòn (sâu vẽ bùa) hại rau màu:

Ruồi đục lòn

(A) Ruồi trưởng thành; (B) Nhộng của ruồi đục lá; (C) Lá bị ruồi đục

Ruồi đục lòn, sâu vẽ bùa, biện pháp phòng trị

Ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii) đẻ trứng trên lá

Thành trùng rất nhỏ dài từ 1,3-1,5 mm, màu đen bóng, nhưng một phần cơ thể gồm cả phiến mai trên ngực có màu vàng. Mắt kép có màu đen bóng, cánh trước có chiều dài 1,4 mm, rộng 0,6 mm. Cánh sau thoái hóa còn rất nhỏ màu vàng nhạt. Bụng và chân có nhiều lông, chân màu vàng, đốt chày và đốt bàn màu đen, bàn chân 5 đốt, đốt cuối có 2 móng cong màu đen.

Ruồi (thành trùng) có vòng đời trung bình 25-30 ngày. 

Trứng rất nhỏ có màu trắng hồng, tròn, đường kính khoảng 0,2 mm. Ấu trùng có chiều dài khoảng 2 mm, màu vàng nhạt khi mới nở sau đó chuyển sang màu vàng đậm. Cơ thể có 10 đốt, miệng dạng mốc câu màu đen, thời gian phát triển của ấu trùng từ 3-4 ngày. Nhộng có chiều dài 1,5 mm rộng 0,7 mm, thời gian phát triển của nhộng 6-8 ngày.

Nhộng màu nâu vàng, dính trên lá chỗ cuối đường đục hoặc rơi xuống mặt đất.

Đặc điểm gây hại của ruồi đục lòn (sâu vẽ bùa) hại rau màu:

Ruồi đục lòn, sâu vẽ bùa, hại rau màu, biện pháp phòng trị

Trứng ruồi đục lòn (Liriomyza trifolii) phát triển thành dòi (sâu) vẽ bùa trên lá

Thành trùng hoạt động vào 7-9 giờ sáng và 4-5 giờ chiều, thành trùng cái dùng bộ phận đẻ trứng rạch nhiều lỗ, các lỗ đục thường xuất hiện ở chóp lá hay dọc theo bìa lá, trứng nở ra dòi đục lòn giữa biểu bì lá thành những đường hầm ngoằn ngoèo, lúc đầu đường đục nhỏ, càng lúc càng to dần cùng với sự phát triển của ấu trùng, làm khô lá và giảm diện tích quang hợp của lá. Sâu thường gây thành dịch hại vào đầu mùa khô, thường từ giai đoạn cây có lá bánh tẻ trở đi. Khi trưởng thành dòi đục thủng biểu bì chui ra ngoài và làm nhộng trên mặt lá hay trên các bộ phận khác của cây (dính trên lá chỗ cuối đường đục) hoặc buông mình xuống đất làm nhộng.

Có thể bạn quan tâm :   Mối hại

Biện pháp phòng trừ ruồi đục lòn (sâu vẽ bùa) hại rau màu:

–  Vệ sinh đồng ruộng, hủy triệt để tàn dư cây trồng

–  Dùng bẫy dính màu vàng để diệt ruồi.

–  Luân canh cây trồng khác họ như lúa nước, bắp…

+ Dùng thuốc gốc lân hoặc gốc cúc kết hợp với dầu khoáng: ANITOX 50SC,CARMETHRIN 10EC,25EC, FENTOX 25EC.Các loại thuốc khác : CAREMAN 40EC  , DELTOX 2,5EC, CANON 100SL, thuốc gốc điều hòa sinh trưởng như Cyromazine và các loại dầu khoáng

+ Ruồi đục lá có vòng đời ngắn, mặt khác chúng lại sinh sản rất nhiều nên chúng rất nhanh quen thuốc. Vì thế, bạn nên thường xuyên thay đổi lọai thuốc để giảm bớt áp lực gây quen thuốc cho chúng.

+ Có thể dùng luân phiên các thuốc Trigard 100SL với hỗn hợp hoạt chất Chlorantraniliprole + Abamectin…

Nguồn: camnangcaytrong.com tổng hợp