Nhu cầu và tác dụng vi lượng trong trồng trọt



Nhu cầu vi lượng trong trồng trọt:


Vi lượng trong đất là nguồn vi lượng chính cung cấp cho cây.


Lượng vi lượng trong đất tổng số rất lớn, có những yếu tố từ 1 – 10% trọng lượng đất khô như Al, Fe, Na; có yếu tố chiếm 0,1 – 1% đất khô như Ca, Mn; có yếu tố từ 0,01 – 0,1% đất khô như Zn, B, Cu; có yếu tố chiếm 0,001-0,01% đất khô như Co, Mo. Số lượng đó so với nhu cầu của cây có thể thoả mãn trong rất nhiều năm.


Bảng đánh giá mức độ cung cấp vi lượng của đất (Theo Rin Kit)











Mức độ đánh giá


Hàm lượng vi lượng trong đất (ppm)


B rút bằng H2O


Cu rút bằng HCl N/10


Mn rút bằng H2SO4 N/10


Mo rút bằng oxalat


Zn rút bằng KCl 1N


Co rút bằng HNO31N


Rất nghèo


< 0,1


< 0,3


< 1


< 0,05


< 0,2


< 0,2


Nghèo


0,1-0,2


0,3-1,5


1-10


0,05-0,15


0,5-1,0


0,2-1,0


Trung bình


0,3-0,5


2-3


20-50


0,20-0,25


2-3


1,5-3


Giàu


0,6-1,0


1-7


60-100


0,3-0,5


4-5


4-5


Rất giàu


> 7


> 7


> 100


> 0,5


> 5


> 5


Hàm lượng các yếu tố vi lượng trong cây thường dưới 0,001%. Sự thiếu vi lượng chỉ xảy ra khi vi lượng dễ tiêu cây trồng có thể hút từ đất không đủ. Định lượng vi lượng dễ tiêu có thể cung cấp cho cây trồng thường được xem là chỉ tiêu cần thiết được xác định nhu cầu bón vi lượng.


Tuy nhiên nhu cầu vi lượng của cây rất khác nhau và khả năng hút từ đất rất khác nhau, cho nên các bảng đánh giá khả năng cung cấp vi lượng của đất chỉ có giá trị cho những nhận xét tổng thể chứ không thể đưa ra hướng dẫn cụ thể.


Tư liệu sau đây của GS.Phạm Đình Thái có thể giúp chúng ta nhận định khả năng thiếu yếu tố vi lượng gì ở vùng đất mình đang sử dụng.


Bảng đánh giá mức độ cung cấp vi lượng của đất Việt Nam (Phạm Đình Thái)










Nguyên tố


Hàm lượng dễ tiêu mg/kg đất


Mức độ đảm bảo cung cấp


Loại đất


Mn


5-10


10-20

20-50


>50


Rất thấp


Thấp


Trung bình


Cao


Bạc màu, cát và cát pha


Phù sa chua, Feralit đỏ vàng


Đất phèn, đất mặn, phù sa trung tính


Đất đỏ bazan, đất feralit, magalit


Cu


<0,3


 


0,3-1,0


1,0-1,5


>1,5


Rất thấp


 


Thấp


Trung bình


Cao


Bạc màu, các loại feralit đỏ thẫm và đỏ vàng, đất cát pha, cát pha


Phù xa chua, đất phèn


Phù sa trung tính


Đất mặn và một số đất phù sa trung tính


Zn


<2


2-4


 


>4


Thấp


Trung bình


Ferallit đỏ vàng, bạc màu


Phù sa chua, đất phèn, đất cát pha, đất đỏ bazan


Đất phèn, một số đất phù sa trung tính


Mo


<0,15


Thấp


Mọi loại đất do nghiên cứu trừ đất đỏ bazan và đất phèn


B


<0,5


Thấp


Mọi loại đất đã nghiên cứu trừ đất phèn, đất mặn, đất cát


Chuẩn đoán dựa theo điều kiện địa lý thổ nhưỡng thường có thể cho nhận xét gần đúng.


Các điều kiện địa lý thổ nhưỡng chủ yếu có thể dựa vào để sơ bộ định khả năng thiếu vi lượng.


– Lượng mưa và sự rửa trôi


– Ngập nước hay khô hạn


– Độ chua của đất


– Lượng hữu cơ


– Đất cát hay đất nặng


Phần lớn các đất chua có lượng các chất vi lượng dễ tiêu cao trừ vùng đất dốc, mưa nhiều, đất trồng trọt có tưới trong nhiều năm, làm cho vi lượng bị rửa trôi. Mo là yếu tố duy nhất lượng  dễ tiêu thấp khi đất quá chua. Đất trung tính hay kiềm dễ xảy ra thiếu vi lượng (trừ Mo, V). Cũng vậy đất cát cũng thường thiếu vi lượng. Đất có quá nhiều hữu cơ thường xảy ra sự thiếu Cu, Zn, Mo, Mn, Co.


Một phương pháp đoán định nhu cầu bón phân vi lượng khác là phân tích cây, thường là phân tích lá.


Mức để đánh giá hàm lượng các yếu tố trong lá chanh (4-6 tháng tuổi) để xác định nhu cầu vi lượng và trung lượng (mg/100 g đất)




















 


Rất cần bón


Cần bón


Đủ


Cao


Gây độc


B


<50


15,0-40


50,0-200,0


200,0-250,0


>250,0


Cu


<4,0


4,1-5,0


5,1-15,0


15,0-20,0


>20,0


Fe


<40,0


40,0-60,0


60,0-150,0


150,0


 


Mn


<50,0-20,0


21,0-24,0


25,0-100,0


100,0-200,0


300,0-1000,0


Mo


<0,05


0,06-0,09


0,10-3,0


4,0-100


>100


Zn


15,0


15,0-24,0


25,0-100,0


110,0-200,0


>200


Al


 


6,0-20,0


6,0-30,0


40,0-200,0


 


Co


 


0,4


>0,4


 


 


F


 


1,0-5,0


1,0-20,0


25,0-100,0


100,0


V


 


1,5-3,0


>3


 


 


 


 


Tính theo % trong chất khô


 


Na


 


0,01-0,06


0,01-0,15


0,20-0,25


>0,25


Cl


 


 


0,02-0,15


0,20-0,30


>0,40


S


0,05-0,13


0,14-0,19


0,,20-0,30


0,40-0,49


>0,50


Mg


0,15


0,16-0,20


0,30-0,60


0,70-100


>1,0


Khi lượng chất trong lá cây giảm đến mức độ nào đó thì cây cần bổ sung vi lượng. Thang bậc đánh giá thay đổi theo loại cây và nhiều khi còn thay đổi thay giống nữa. Bảng số liệu dưới đây là tài liệu của Tsepmen đề xuất dùng để đánh giá mức cần bón và  mức gây độc hại cho chanh làm ví dụ.


Nhiều công trình theo đuổi phương pháp đoán định này nhưng những khó khăn về phương pháp lấy mẫu, sự thay đổi rất nhiều theo giống cây, sự khác nhau quá nhiều của các thang chuẩn làm cho phương pháp này đến nay chưa được áp dụng rộng rãi kể cả đối với cây lâu năm.


Xuất phát từ quan niệm cho rằng bón phân vi lượng cho cây không chỉ nhằm mục đích khắc phục tình trạng thiếu đến mức hạn chế năng suất và có thể gây bệnh do thiếu vi lượng mà còn nhằm mục đích chính là tác động vào các quá trình chuyển hoá vật chất, làm tăng năng suất đồng thời tăng chất lượng sinh học của sản phẩm làm tăng các vitamin, các men, các amino axit không thay thế và cung cấp yếu tố khoáng cho người và gia súc là mục tiêu chính, người ta cho rằng một lượng đúng mức hỗn hợp nhiều vi lượng cho cây là cách làm hợp lý, không cần lưu tâm đến vấn đề đoán định có thiếu hay không.


Nói chung lượng vi lượng cần bón hằng năm không nhiều, chi phí không lớn. Vấn đề cần lưu tâm là không nên  sử dụng với lượng quá cao mà có thể gây ngộ độc cho cây, tích luỹ trong đất, tích luỹ trong sản phẩm gây độc hại cho con người và động vật khi sử dụng.


Ngưỡng không được quá của một số vi lượng trong thực phẩm (mg/kg)










Nguyên tố


Ngũ cốc


Rau


Hoa quả


Nước quả ép


Cu


5,0


10,0


1,0


5,0


Zn


25,0


10,0


10,0


10,0


Fe


50,0


50,0


50,0


50,0


Ni


0,5


0,5


0,5


0,3


Se


0,5


0,5


0,5


0,5


 


Vai trò của các yếu tố vi lượng đến quá trình sinh lý và sinh hoá trong cây:












Quá trình sinh lý và sinh hoá


Hoạt động chính


Yếu tố


1. Dinh dưỡng


1. Hút chất dinh dưỡng


2. Cố định N


3. Khử Nitrat hoá


Mn, Zn, Mo, B


Mn, Zn, Cu, Co, Mo, B


Mn, Fe, Cu, Mo


2. Hô hấp


1. Oxy hoá


2. Chu trình Kreb


3. Quá trình phân giải


Mn, Zn, V, Mo


Mn, Zn, K, Ca, Mg, Al


Zn, Co, Cu


3. Quang hợp


1. Khử CO2


2. Hoạt hoá diệp lục


Fe, Mn, Cu, Zn, B, Mo, Cl, Co, V


Zn, Cu, Co, B, Mo, Fe


4. Tổng hợp các chất hữu cơ


1. Tổng hợp gluxid


2. Tổng hợp protit


3. Tổng hợp axit nucleic


4. Tổng hợp Clorofin


5. Tổng hợp chất điều hoà sinh trưởng


K, Mn, Fe, Co, Mg, Rb, NH


Cr, Zn


Ca, Mn, Fe, Zn


Cu, Ni, Mg, Ba, B, Sr


K, Fe, cu, Co, Mg, Zn, Mn, B


 


5. Vận chuyển


1. Sự thoát hơi nước


2. Chuyển hoá gluxit


K, Ca, Zn, Mg, B, Na, Mn, Cu


Mn, Zn Cu, B, Mo, Al, Co


6. Sinh trưởng và phát triển


1. Nảy mầm


2. Tạo bộ mới


3. Tạo thân


4. Tạo rễ


5. Tích luỹ chất dư thừa


6. Ra hoa, kết quả


Mn, Sc


Cu, Zn, Mo, B


Cu, Mn, Ni, Mo


Cu, Mo, B, S, Sr


Co


Cu, Mn, Bo


7. Chống chịu điều kiện không thuận lợi


1. Chịu hạn


2. Chịu lạnh và chịu nóng


Mn, Zn, Co, Cu, Al, B


Zn, Cu, Bo, Mo, Al


Vai trò của các yếu tố vi lượng đến sự tổng hợp các hợp chất chính trong cây













Nhóm


Loại chất


Yếu tố vi lượng


1. Gluxit


Đơn và đa đường


Bột


Pectin


Zn, Mn, Sc, B


Mn, Cu, Zn, B


Ca, Mo, Bo


2. Chất có N


Aminoaxit


Protit


Mn, Cu, Mo, Cu


Mn, Cu, Mo, Cu


3. Lipit và các hợp chất có P


Photpholipit, este Photphoric, phytin Polyphotphat


 


Zn, Sc, Mg


Ca, Mg


4. Axit hữu cơ


Các axit xitric


Axit piruvic


Mn, Mg


Zn, Mg


5. Sắc tố


Clorofin


Caroten


Antoxian


Mn, Cu, K, Mg, B, Mo


Mn, Cu, Mg, B


Cu, Mo


6. Vitamin và auxin


Vitamin B12


Auxin


Co


Zn, Bo, Mo


7. Các hợp chất thứ sinh


Phenol


Tanin


Zn


Zn, Mo


8. Các hợp chất hữu cơ phân tử lượng cao


Protein, Enzim,


Metionin, cisin


Nucleotit, microsom


Poocphirin, purin


Zn, Cu, Co, Mg


Se, S


Ca, Mg, Ni, Mg


Mn, Fe


Tham khảo từ tài liệu: TGS Võ Minh Kha, Hướng dẫn thực hành sử dụng phân bón, NXB Nông nghiệp, Hà Nội,1996.

Nguồn: camnangcaytrong.com

Có thể bạn quan tâm :   Tự "sản xuất" và sử dụng phân bón lá Atonik, chưa bao giờ dễ như thế!