Tên khoa học:
White mite
1. Đặc điểm gây hại
– Làm cho các lá, các chồi hoa bị biến dạng.
– Nước bọt có độc tố của nhện làm cho ngọn cây bị xoắn, cứng và phát triển méo mó.
– Thường được nhìn thấy trên các lá mới và ngọn non.
– Các lá có nhện thường cong xuống và có màu đồng hay tía. Các lóng thu ngắn lại, và các chồi nách mọc ra nhiều hơn bình thường. Hoa không phát triển, và sự phát triển của cây bị ức chế khi nhện tấn công với số lượng lớn.
2. Nguyên nhân gây hại
– Do 1 loại nhện trắng Polyphagotarsonemus latus gây ra.
3. Đặc điểm phát sinh, gây hại
– Phát sinh trong điều kiện độ ẩm, và nhiệt độ không khí cao. Đặc biệt là thời điểm sau tết âm lịch, tốc độ lan chuyền của nhện trắng rất nhanh.
4. Biện pháp kỹ thuật
4.1. Biện pháp canh tác
– Trồng đúng mật độ, không nên trồng dày làm cây thiếu ánh sáng tạo điều kiện cho nhện trắng sinh sôi nảy nở và gây hại.
– Thường xuyên làm sạch cỏ, bón phân đầy đủ cân đối N, P, K giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh hạn chế được sự gây hại của nhện.
4.2. Biện pháp sinh học
Hạn chế phun thuốc để bảo tồn thiên địch thường xuất hiện trên đồng ruộng.
4.3. Biện pháp hóa học
– Trong trường hợp phát hiện thấy mật độ thấp không nên phun thuốc định kỳ gây nhờn thuốc, vừa diệt hết các loài thiên địch có tác dụng diệt nhện non và nhện trưởng thành.
– Chỉ nên phun thuốc khi mật độ tăng cao, có khả năng gây hại lớn, và khả năng phát dịch vào lúc cây đang trong giai đoạn lá non, cành non.
– Có thể phun 1 số loại thuốc sau: Feat 25 EC, Đầu trâu Bihopper, Ortus 5EC….
Nguồn: Giáo trình cây thuốc