Cách trồng và chăm sóc cây nguyệt quế luôn xanh tốt, ra hoa đẹp quanh năm luôn là đề tài nhiều nhà vườn chú ý. Nguyệt quế luôn là loại cây được ưa chuộng không chỉ vì chúng dễ trồng mà còn vì vẻ đẹp thanh thoát của cây, của hoa và quả. Cây nguyệt quế có phương pháp trồng khá đơn giản. Tuy nhiên, để có được cây Nguyệt Quế đẹp, ra nhiều hoa thì cần phải có kỹ thuật nhân giống và cách chăm sóc đúng với từng giai đoạn phát triển của cây.
Sau đây, Làm thợ xin được chia sẻ đến mọi người kỹ thuật chiết cành cây nguyệt quế để nhân giống cây đem lại hiệu quả cao.
1. Đặc tính của cây nguyệt quế
– Nguyệt Quế là loài cây gỗ nhỏ, cao 2 – 8m, vỏ thân nhẵn, màu trắng vàng nhạt, bóng, phân cành sớm, dài, thấp, mọc cong lên, mập, cong queo, thân cây khi non có màu xanh, khi già chuyển dần sang màu nhẵn bóng, không có lông hoặc nếu có chỉ là một số sợi lông nhỏ không đáng kể. thân cây già hóa thành gỗ có màu nâu hoặc màu xám, vỏ cây nứt ra và sần sùi giống như cây bưởi.
– Lá kép lông chim lẻ, mang 5 – 9 lá phụ, mọc cách, nguyên, dạng bầu dục thuôn, đầu lá tù có mũi, gốc nhọn, màu xanh lục bóng, nhẵn, có đốm tuyến rất nhỏ, dai, thơm, gân nổi giữa rõ, gân bên mảnh.
– Cụm hoa chùy nhỏ ở nách lá hay đầu cành. Hoa lớn, hoa trắng vàng nhạt, thơm (nhất là ban đêm). Lá đài hợp ở gốc cao 0.15 cm, màu xanh. Cánh tràng thuôn đều dài 1.5 cm. Hoa có quanh năm.
– Quả mọng, hình cầu hay trứng, gốc có đài còn lại đầu nhọn, màu đỏ, thịt nạc, 1 – 2 hạt.
– Cây hoa nguyệt quế có tốc độ sinh trưởng trung bình, cây rất thích hợp với điều kiện đầy nắng và đất thoát nước tốt. Cây cần cung cấp nhiều nước, sống và phát triển tốt ở nhiệt độ từ 13 đến 39 độ C, loại đất phù hợp nhất để cây phát triển chính là loại đất pha thịt, thông thoáng và màu mỡ, độ pH = 5 – 7
2. Chuẩn bị dụng cụ
3. Thời vụ
Cây xanh ưa thích điều kiện nóng ẩm nên thời gian trồng nguyệt quế thích hợp nhất là vào mùa xuân, khi không khí có độ ẩm cao, nhiều mưa phùn sẽ giảm được lượng nước phải tưới tiêu mà còn thúc đẩy cây sinh trưởng và phát triển nhanh.
4. Kỹ thuật chiết cành nguyệt quế
– Chọn cành chiết:
Chọn những cành bánh tẻ, khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, đã ra hoa được 1 -2 năm. Sinh trưởng tốt và mọc ở vị trí ngoài trảng.
– Chuẩn bị bầu đất bó: có thể dùng mụn dừa, rễ lục bình hoặc bùn đất mịn làm bầu bó
– Khoanh vỏ chiết cành
Dùng dao thật bén khoanh chổ vùng vỏ cần chiết, rồi tiếp tục khoanh một vòng nữa cách vòng trước một khoảng bằng chu vi của đoạn thân bạn đang khoanh, rồi bóc lớp vỏ giữa hai vòng khoanh ra (nhớ bóc sạch đến phần lõi gỗ thì ngưng)
Để vậy khoảng 2 buổi, dùng thuốc kích thích ra rễ bôi vào mép trên của khoanh vỏ đã lột
– Bó bầu
Sau đó dùng chất giữ ẩm ( mụn dừa,rễ lục binh……) vật liệu bó bầu đã chuẩn bị bó vào chổ đã khoanh, giữ ẩm chổ bó ở mức vừa phải(hơi ẩm là tốt)
– Cắt cành chiết
Đợi một thời gian khi nào thấy rễ ngả sang màu vàng và mọc nhiều hoặc là thấy rễ già thì tiến hành cắt ra đem trồng vào chổ bóng râm (chất trồng phải tơi xốp )
Khi cây phát triển tốt thì từ từ cho cây ra nắng (cường độ ánh sáng tăng dần theo thời gian)
5. Chú ý
– Để có cây Nguyệt Quế đẹp bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành nhánh cho cây mỗi tháng 1 lần vào mùa mưa, tháng 2 lần vào mùa nắng. Việc cắt tỉa nhằm mục đích tạo dáng đẹp cho cây, tạo tán hình tháp hoặc tròn tùy vào sở thích của từng người.
– Đất trồng cây nguyệt quế thích hợp là loại đất thịt pha, giàu chất dinh dưỡng. Độ pH từ 5 – 7 và có khả năng thoát nước tốt, giúp rễ cây không bị ngập úng, thối chết.
– Nếu trồng cây nguyệt quế trong chậu thì phải lựa chọn loại chậu phù hợp với kích thước của cây, không quá lớn cũng không được quá nhỏ.
– Cây nguyệt quế không thích ánh sáng quá gay gắt và trực tiếp nên người trồng cây cần chú ý điều tiết lượng ánh sáng vừa đủ để cây có thể hấp thụ chất dinh dưỡng nhưng không khiến cây bị yếu.
– Tưới nước thường xuyên cho cây nguyệt quế, để cây có thể hấp thụ đủ lượng nước cần cho sự phát triển. Đặc biệt là trong giai đoạn ra hoa đậu quả.
Xem thêm