Cây Ngân Hậu là loài cây cảnh trang trí nội thất văn phòng đẹp. Cây có màu sắc bắt mắt, thích nghi tốt trong môi trường thiếu sáng. Đặc biệt cây sống được cả trong môi trường thủy sinh. Chúng ta cùng xem hướng dẫn chăm sóc cây ngân hậu trồng trong đất và trong nước dưới đây:
Hướng dẫn chăm sóc cây ngân hậu trồng đất:
Tưới nước
Khi trồng cây ngân hậu chúng ta nên tưới nước cho cây thường xuyên để cây phát triển.
- Thường xuyên kiểm tra đất 2-3 ngày/ lần. Nếu đất khô cần tưới ngay cho cây. Cần tưới đều nước lên thân và gốc cây.
- Nước đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng và phát triển của cây. Do đó, không nên để cây khô sẽ gây ra hiện tượng vàng lá.
Ánh sáng:
Khi bày trí cây trong phòng thì cũng phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng cho cây.
- Trong phòng khách thì nên đảm bảo đặt cây ở vị trí có khoảng 2 – 3 giờ có ánh sáng tự nhiên trong phòng.
- Nơi chăm sóc cây phải là nơi mát mẻ, không khí trong lành và nên tránh gió mạnh.
- Mỗi tuần ít nhất 1 lần nên đưa cây ra hứng ánh sáng liên tục trong 2h vào buổi sáng từ 7h đến 9h. Cây Ngân Hậu có thể trồng được trong nhà, nơi ít ánh sáng và trong môi trường máy lạnh.
Bón phân:
- Bón phân NPK hoặc phân vi sinh mỗi tháng 1 lần để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Đối với chậu lớn nên bón 2 thìa; Chậu nhỏ 1 thìa cà phê NPK. Không bón thẳng vào gốc, không để phân dính lên lá cây. Nên bón xung quanh mép chậu để tránh cây bị sốc phân. Sau khi bón nên tưới ngay.
Hướng dẫn chăm sóc cây ngân hậu trồng trong nước:
Thay nước cho cây:
- Khoảng 7-10 ngày chúng ta nên thay nước cho cây; để thay nước đã bẩn và bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây.
- Vệ sinh lá và rễ cây: dùng vòi nước xối lên rễ cây, không dùng tay vò làm gãy rễ cây; việc này làm cho tế bào lông hút của rễ dễ hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Dùng kéo cắt hết những rễ có bị hư thối, cắt tỉa những lá vàng úa.
- Vệ sinh chậu trồng cây sạch sẽ.
- Sau khi cây và chậu cây đã được vệ sinh sạch sẽ cho cây vào chậu.
- Nước là nước sạch không phèn, không vôi, không mặn, không clo, (nếu sử dụng nước máy nên cho clo bay hơi hết). Sử dụng nước máy cho việc trồng cây trong nước là tốt nhất.
- Tiếp đó là cho một lượng nước có pha dung dịch thủy canh theo nồng độ phù hợp dưới cổ rễ cây là được.
Phòng – trị bệnh cho cây ngân hậu
Bệnh phấn trắng:
Đối với cây ngân hậu mắc bệnh phấn trắng thì có thể dùng khăn lau sạch. Nếu mức độ bệnh nghiêm trọng thì cần phải để cây ra ngoài rồi trị bệnh cho cây bằng cách phun thuốc trừ sâu hoặc thuốc diệt muỗi để trị bệnh cho cây.
Khô, vàng lá:
Khi phát hiện cây có hiện tượng vàng úa, khô héo, rụng lá… thì phải kịp thời có những biện pháp chăm sóc giúp cây hồi phục lại sức sống cho cây. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu xạ vào cây để không cho sức nóng của ánh nắng gây ảnh hưởng bất lợi đến cây cối hoặc có thể làm cho cây chết do bị mất nước.
Khi trồng loại cây này ở nơi ẩm thấp, ít ánh sáng cây sẽ dễ bị bệnh thối lá, khi bị bệnh này, trên lá cây xuất hiện các đốm bị nhũn ra, có màu nâu đen, hoặc thối ở cuống lá sẽ làm cho lá bị gãy ở chỗ thối. Khi phát hiện ra cây bị hiện tượng đó, bạn nên xử lý như sau:
- Dùng kéo cắt các phần lá bị thối, cắt cả lá đến sát phần cuống nếu bị thối ở cuống lá.
- Dùng vòi nước để rửa sạch toàn bộ cây, nhất là rửa sạch các chỗ bị thối
- Đưa cây ra chỗ thoáng mát, có ánh nắng buổi sáng (từ 7h- 9h) càng tốt để hạn chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn, không nên để phơi dưới ánh nắng buổi trưa (từ 11h- 15h) vì nắng gay gắt sẽ làm cho lá cây bị cháy nắng.
Cắt tỉa cành lá cho cây ngân hậu:
- Trong thời gian đầu nuôi dưỡng cây thì không nên tác động vào đất trồng bởi vì lúc này các tổ chức và chức năng của cây ở trạng thái tĩnh, nếu động thổ thì sẽ làm cho hệ rễ cây bị tổn thương.
- Vào thời gian này chỉ nên cắt bỏ các lá vàng úa, khô héo, tưới nước đầy đủ, đồng thời có thể bón phân.
Đợi đến khi cây có sức sống trở lại thì thay đổi đất trồng, tốt nhất là dùng đất mục và đất phù sa để trồng, nên bón lót phân bắc trước khi trồng cây ngân hậu.