Bọ xít nâu hại vải nhãn


Tên khoa học:
Tessaratoma papillosa

1. Triệu chứng tác hại của bọ xít nâu hại vãi, nhãn

Tên thường gọi của loại sâu hại này là bọ xít hại vải. Đây là loại sâu hại đa thực (nghĩa là có thể khai thác thức ăn trên nhiều loại cây trồng khác nhau). Ngoài cây vải, bọ xít còn gây hại nặng trên cây nhãn.

– Triệu chứng tác hại

Bọ xít non và trưởng thành chính hút đọt non, cuống chùm hoa và cuống quả tạo thành các vết châm màu nâu đen. Lá khô cháy, hoa quả bị rụng. Khi quả lớn, bọ xít châm làm cho quả thối rụng.

Bọ xít chích hút lộc và và quả non

Bọ xít chích hút lộc và và quả non

Quả non mới hình thành bị bọ xít gây hại

Quả non mới hình thành bị bọ xít gây hại

2. Nhận biết bọ xít hại vải, nhãn

Bọ xít hại vải nhãn có ba giai đoạn (pha) phát dục: trứng, bọ xít non, trưởng thành. Có thể nhận biết các pha đó thông qua các đặc trưng sau:

– Trưởng thành cơ thể có màu vàng nâu hoặc màu nâu. Mảnh lưng cứng màu nâu đến nâu đậm. Mút cánh có màu nâu đen. Mặt bụng có lớp phấn trắng (giống như vôi) bao phủ. Bọ xít trưởng thành qua đông lớp phần này bị mất dần hoawchj hoàn toàn không còn, trơ ra phần da cứng màu vàng sáng.

Bọ xít trưởng thành

Bọ xít trưởng thành

– Trứng co hình cốc kích thuóc gần bằng bằng hạt đậu xanh, thường xếp thành 2 – 3 hàng trên lá, cành. Màu sắc thay đổi từ vàng sáng (mới đẻ) đến màu vàng xanh, màu nâu tím, khi sắp nở chuyển thành màu đen

Trứng và ổ trứng bọ xít trên lá

Trứng và ổ trứng bọ xít trên lá

Bọ xít non: mới nở có hình trứng, viền màu đen lốm đốm (gần giống con bọ rùa nhưng dẹt hơn), sau chuyển dần sang màu vàng nâu, nâu.

Bọ xít non có 4 tuổi. Việc phân tuổi dựa vào các đặc điểm sau:

Có thể bạn quan tâm :   Bọ hung, bọ cánh cam, bọ sừng

+ Tuổi 1: Mới nở dài 6,3mm, rộng 4,5mm màu đỏ tươi sau vài giờ chuyển sang màu xám

+ Tuổi 2: Màu đỏ nâu, đường viền cơ thể màu đen

+ Tuổi 3: Đôi mầm cánh hiện rõ lớp bột sáp che phủ cơ thể dày hơn, cơ thể màu xám mốc

+ Tuổi 4: Cơ thể chuyển sang màu vàng nâu, nâu. Con đực thường có kích thước 24,5 x 14,3mm, con cái 28,6 x 16,4mm

Bọ xít non

Bọ xít non

3. Tìm hiểu đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại của bọ xít hại vải, nhãn

Bọ xít trưởng thành qua đông trong tán cây, bụi rậm. Tháng 2-3 bọ xít đẻ trứng trên đọt non, chùm hoa (trứng dạng hình cốc, xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 7-8 quả)

Bọ xít trưởng thành giao phối

Bọ xít trưởng thành giao phối

Bọ xít đẻ trứng

Bọ xít đẻ trứng

Bọ xít non sau khi nở sống tập trung thành tập đoàn ít di chuyển. Tuổi lớn mới phân tán dần ra

Bọ xít non sống tập trung trên cành vải, nhãn

Bọ xít non sống tập trung trên cành vải, nhãn

Trong năm bọ xít gây hại nặng từ tháng 3-7. Mật độ cao nhất vào giai đoạn quả hình thành đến khi chín.

Vườn vải càng lâu năm, rậm rạp càng bị hại nặng.

4. Phòng trừ bọ xít hại vải, nhãn

– Rung cây bắt bọ xít trưởng thành vào các đêm tối tháng 2-3 trời lạnh. (dưới gốc trải nilon hay quét sạch để dễ thu gom).

Trải bạt rung cây thu gom diệt bọ xít

Trải bạt rung cây thu gom diệt bọ xít

– Ngắt đốt hặc giết các ổ trứng, ổ bọ xít non.

– Sử dụng thuốc hoá học:

+ Dipterex nồng độ 0.1- 0,2% (thêm 50 ml rượu/bình 10 lit)

+ Sherpa 25EC nồng độ 10-15 ml/10lit nước

Nếu mật độ cao phun kép 2 lần cách nhau 10-15 ngày.

Nguồn: Giáo trình nghề trồng cây vải, nhãn – Bộ NN&PT NT